Trước khi tìm ra vaccine, uốn ván đã tồn tại hàng trăm triệu năm mà không có phương pháp chữa

Trong lịch sử, uốn ván còn có tên gọi là căn bệnh ngày thứ 8 vì các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau tuần đầu tiên hoặc vào ngày thứ 8. Triệu chứng đau đớn nhất của bệnh uốn ván là co thắt cơ dữ dội, đặc biệt là ở hàm.

Uốn ván từng được gọi là căn bệnh ngày thứ 8

Uốn ván được các nền văn minh cổ đại biết đến, những người đã nhận ra mối quan hệ giữa vết thương và chứng co thắt cơ gây tử vong. Đây là căn bệnh nổi tiếng và đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay, bệnh uốn ván trở nên tàn khốc vào những thời điểm con người chưa tìm ra cách điều trị.

Uốn ván tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nỗi sợ hãi về bệnh uốn ván trong thời kỳ chiến tranh trước thế kỷ XX là có thật.

Bên trái là huyết thanh kháng độc tố khô sử dụng vào năm 1907 để chữa cho người mắc bệnh uốn ván và bên phải một lọ vắc-xin phòng uốn ván.

Bên trái là huyết thanh kháng độc tố khô sử dụng vào năm 1907 để chữa cho người mắc bệnh uốn ván và bên phải một lọ vắc-xin phòng uốn ván.

Với các tài liệu ghi nhận, các triệu chứng uốn ván được tìm thấy từ năm 1500 trước Công nguyên ở Ai Cập cổ đại, nhưng được cho là đã xuất hiện từ năm 3000 trước Công nguyên.

Các ghi chép đều có một điểm chung rằng căn bệnh này xuất phát từ một thứ gì đó gây nhiễm trùng vết thương hở, việc điều trị không có tác dụng, chẳng hạn như các bác sĩ Trung Quốc châm kim lên tai của bệnh nhân vào khoảng năm 300 trước Công nguyên hay ý tưởng của Hippocrates ở Hy Lạp Cổ đại về việc khiến cơ thể đổ mồ hôi khi uống các loại rượu mạnh và được quấn trong vải tẩm dầu hoặc những ý tưởng trong thời kỳ Phục hưng về việc bao phủ bệnh nhân bằng phân.

Tranh vẽ nạn nhân uốn ván (do họa sĩ Charles Bell vẽ năm 1809).

Tranh vẽ nạn nhân uốn ván (do họa sĩ Charles Bell vẽ năm 1809).

Trong lịch sử, uốn ván còn có tên gọi là căn bệnh ngày thứ 8 vì các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau tuần đầu tiên hoặc vào ngày thứ 8. Triệu chứng đau đớn và điển hình nhất của bệnh uốn ván là co thắt cơ dữ dội, đặc biệt là ở hàm. Căn bệnh này cũng có thể gây ngạt thở và khiến nhịp tim không đều, các cơn co thắt có thể đủ mạnh để làm gãy xương. Vào đầu những năm 1900, các tổ chức y tế đã báo cáo rằng bệnh uốn ván không thể điều trị đã giết chết 85% những người mắc bệnh.

Cuộc cách mạng điều trị uốn ván

Trong cuộc Nội chiến 1865, cứ 500 người đàn ông thì có một người chết vì bệnh uốn ván do dính vết thương trong trận chiến. Để tránh việc tỷ lệ tử vong quá cao của bệnh uốn ván, các bác sĩ quân đội đã đầu tư rất nhiều vào liệu pháp huyết thanh. Họ đã thử nghiệm cả thuốc chống độc cho việc phòng ngừa và điều trị.

Thế kỷ 19 được xem là một cuộc cách mạng đối với việc nghiên cứu bệnh uốn ván, khi căn bệnh này được nhân rộng lần đầu tiên vào năm 1884, Arthur Nicolaier (nhà khoa học người Đức gốc Do Thái) đã phân lập được độc tố giống strychnine của bệnh uốn ván từ vi khuẩn đất sống tự do, kỵ khí.

Kẹp Lockjaw Forceps được sử dụng vào những năm 1990 dùng để mở hàm của nạn nhân uốn ván khi lên cơn co thắt.

Kẹp Lockjaw Forceps được sử dụng vào những năm 1990 dùng để mở hàm của nạn nhân uốn ván khi lên cơn co thắt.

Căn nguyên của căn bệnh này đã được làm sáng tỏ thêm vào năm 1884 bởi Antonio Carle và Giorgio Rattone, hai nhà nghiên cứu bệnh học của Đại học Turin (Ý), những người đã chứng minh khả năng lây truyền của bệnh uốn ván lần đầu tiên. Họ đã tạo ra bệnh uốn ván ở thỏ bằng cách tiêm mủ từ một người bị bệnh uốn ván đã tử vong vào dây thần kinh tọa của con vật này và thử phản ứng của nó.

Những nghiên cứu này đã dẫn đến việc Kitasato và Emil von Behring cùng những người khác phát hiện ra chất chống độc uốn ván vào năm 1891, một thứ đã làm giảm đáng kể số ca tử vong do uốn ván sau khi được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất.

Bác sĩ Shibasaburo Kitasato, người đã tìm ra vi trùng trong máu nạn nhân uốn ván.

Bác sĩ Shibasaburo Kitasato, người đã tìm ra vi trùng trong máu nạn nhân uốn ván.

Năm 1924, loại độc tố uốn ván đầu tiên được phát triển và đã được tiêm cho tất cả các binh sĩ Hoa Kỳ trước khi bước vào Thế chiến thứ hai để ngăn ngừa vết thương do chiến đấu, cuối cùng được sử dụng rộng rãi dưới dạng vắc-xin uốn ván vào cuối những năm 1940.

Vắc-xin uốn ván đã được đưa vào tiêm chủng thường quy cho trẻ em vào cuối những năm 1940, khiến bệnh uốn ván trở thành một căn bệnh được quan tâm trên toàn Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, khoảng 500–600 trường hợp (khoảng 0,4 trường hợp trên 100.000 dân) đã được báo cáo mỗi năm.

Các binh sĩ Australia bị thương được tiêm thuốc kháng độc tố uốn ván bên ngoài trạm thay quần áo y tế vào năm 1918

Các binh sĩ Australia bị thương được tiêm thuốc kháng độc tố uốn ván bên ngoài trạm thay quần áo y tế vào năm 1918

Sau những năm 1940, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván ở Hoa Kỳ được báo cáo đã giảm đều đặn. Kể từ giữa những năm 1970, khoảng 50 đến 100 trường hợp (khoảng 0,05 trường hợp trên 100.000) đã được báo cáo hàng năm ở Hoa Kỳ. Gần đây hơn, từ năm 2009–2018, trung bình có 29 (khoảng 18–37) trường hợp được báo cáo mỗi năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Những dụng cụ y tế đáng sợ trong lịch sử

Khi y học chưa phát triển, con người phải dùng tới những dụng cụ y tế thô sơ khiến không ít người phải sợ hãi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KD ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN