Trẻ thấp còi vì tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em và một số bệnh truyền nhiễm khác thường bùng phát vào thời điểm giao mùa. Ngoài tác động của điều kiện thời tiết nóng ẩm, việc chưa giữ thói quen vệ sinh thường xuyên tốt chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Nguy cơ bùng phát dịch tiêu chảy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột từ virus, vi trùng hoặc ký sinh trùng. Ngoài tiêu chảy, nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như viêm dạ dày ruột, thương hàn, tả,… cũng đang có dấu hiệu báo động.

Trẻ thấp còi vì tiêu chảy - 1

Học sinh cần được hướng dẫn cách rửa tay sạch để phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn. Ảnh: T.L

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất về vi trùng của tiến sĩ Vibhav R. Sanzgiri, giám đốc R&D toàn cầu của Lifebuoy, từ một tế bào vi khuẩn có thể sản sinh ra 131.071 vi khuẩn trong điều kiện ấm áp bình thường. Đồng thời, sự thay đổi thất thường của thời tiết, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao cùng những cơn mưa bất chợt và thói quen vệ sinh kém là những nguyên nhân khiến tiêu chảy và các bênh truyền nhiễm dễ phát triển thành dịch.

Ngoài nhiễm khuẩn đường ruột, bốn loại bệnh khác cũng có khả năng bùng phát vào thời điểm giao mùa như các bệnh về da (phát ban, mụn, rôm…); ngộ độc thực phẩm; sốt xuất huyết và các bệnh từ côn trùng do thời tiết thay đổi khiến ruồi, muỗi phát triển nhanh; đáng chú ý hơn là bệnh tay-chân-miệng đang lây lan tại 61/63 tỉnh thành cả nước từ đầu năm đến nay.

Tiêu chảy ở trẻ em nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến cho quá trình phát triển bị cản trở, mà dễ thấy nhất là trẻ bị thấp còi.

Theo BS.TS Hà Vinh, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (TP.HCM), một kết quả khảo sát được thực hiện trong 10 năm trên 119 trẻ em ở Bắc Brazil cho thấy những trẻ bị tiêu chảy trung bình 7 đợt và bị giun đường ruột trong hai năm đầu đời sẽ thấp hơn 8,2 cm so với chiều cao của các bạn đồng trang lứa không bị tiêu chảy và giun sán.

Trong một báo cáo khác của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện Dinh Dưỡng, các dịch bệnh nhiễm khuẩn có thể tác động xấu đến chiều cao và IQ của trẻ. Báo cáo cũng phân tích 5 yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ, trong đó di truyền và cơ chế hormone là không thể thay đổi, trong khi việc phòng tránh dịch bệnh, thói quen vệ sinh và chế độ dinh dưỡng sẽ ngăn được nguy cơ thấp còi.

Cả hai báo cáo đều khuyên các gia đình nên tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng để ngừa các bệnh truyền nhiễm. Việc này không chỉ bảo vệ được sức khỏe cho trẻ mà còn góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.L (Sài gòn tiếp thị)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN