Tìm ra nguyên do tại sao hết COVID-19 vẫn đau mỏi người

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một nghiên cứu mới trên động vật đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 - có thể dẫn đến đau người lâu dài.

Nhiều người bị hội chứng COVID-19 kéo dài cho biết, gặp phải các bất thường về cảm giác, bao gồm các dạng đau khác nhau

Nhiều người bị hội chứng COVID-19 kéo dài cho biết, gặp phải các bất thường về cảm giác, bao gồm các dạng đau khác nhau

Phát hiện mới này cũng chỉ ra một liệu pháp tiềm năng giải quyết chứng đau liên quan đến COVID-19 kéo dài.

Thay đổi sinh hóa do COVID-19 ở hạch rễ lưng

"Một số lượng đáng kể những người bị hội chứng COVID-19 kéo dài cho biết gặp phải các bất thường về cảm giác, bao gồm các dạng đau khác nhau. Do đó, chúng tôi đã sử dụng trình tự RNA để có được cái nhìn sơ bộ về những thay đổi sinh hóa mà virus SARS-CoV-2 gây ra trong một cấu trúc truyền đi sự đau đớn - được gọi là hạch rễ lưng" – Tiến sĩ Randal Serafini thuộc Trường Y Icahn tại Mount Sinai, thành phố New York (Mỹ), người tham gia nghiên cứu trên, cho biết.

Qua việc sử dụng mô hình chuột lang bị nhiễm SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự lây nhiễm để lại dấu hiệu gen trong hạch gốc lưng và chúng vẫn còn ngay cả sau khi virus đã sạch khỏi cơ thể.  Dấu hiệu này ứng với các mẫu biểu hiện gen được thấy trong cơn đau do các bệnh lý khác gây ra.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy chuột lang bị nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện hơi nhạy cảm với việc chạm vào ngay sau khi nhiễm bệnh, tình trạng này trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, lên đến 30 ngày. Sau đó, các nhà nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm tương tự với virus cúm A để xác định xem các virus RNA khác có thúc đẩy các phản ứng tương tự hay không.

Trái ngược với SARS-CoV-2, Cúm A gây ra hiện tượng quá mẫn sớm, nặng hơn nhưng mất dần sau 4 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Phân tích các kiểu biểu hiện gen ở hạch rễ lưng cho thấy SARS-CoV-2 gây ra sự thay đổi rõ rệt hơn về mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến các quá trình truyền tín hiệu đặc hiệu của tế bào thần kinh so với bệnh cúm.

Các thí nghiệm bổ sung cho thấy 4 tuần hồi phục sau mắc bệnh, chuột lang bị nhiễm cúm không có dấu hiệu mẫn cảm lâu dài trong khi chuột lang bị nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện quá mẫn trầm trọng hơn, phản ánh đau mãn tính.

Những con chuột hamster đã khỏi bệnh SARS-CoV-2 có các dấu hiệu biểu hiện gen giống như những con chuột bị ảnh hưởng bởi cơn đau do viêm hoặc chấn thương thần kinh.

Tiềm năng tìm ra những giải pháp điều trị đau hiệu quả

Để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế phân tử liên quan đến sự thay đổi mẫn cảm đau ở chuột hamster bị nhiễm SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu đã áp dụng các phân tích định dạng sinh học vào dữ liệu biểu hiện gen mà họ thu được. Phân tích dự đoán rằng SARS-CoV-2 điều chỉnh hoạt động của một số chất điều hòa cơn đau đã được xác định trước đó và một protein được gọi là yếu tố liên kết tăng cường interleukin 3 (ILF3).

Sự điều hòa giảm này xảy ra vào những thời điểm khi các cảm nhận đau ở chuột lang bị nhiễm SARS-CoV-2 ở thể rất nhẹ, mặc dù bị viêm toàn thân nặng. Ngược lại, quá mẫn do Cúm A gây ra lại nghiêm trọng ở những thời điểm này. ILF3 vẫn chưa được nghiên cứu trong bối cảnh đau nhưng là một chất điều chỉnh ung thư mạnh.

Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc bắt chước các tác động cấp tính của ILF3 có thể được coi là một chiến lược điều trị đau mới.

Để kiểm tra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại thuốc chống ung thư đã được thử nghiệm lâm sàng có tác dụng ức chế hoạt động của ILF3.

Họ phát hiện ra rằng nó thực sự rất hiệu quả trong việc điều trị cơn đau trên mô hình chuột bị viêm khu trú.

"Chất ức chế ILF3 có thể nhắm mục tiêu vào các cơ chế đau cụ thể đối với bệnh nhân COVID-19, cả cấp tính và mạn tính. Thật thú vị, chúng tôi thấy một số protein liên quan đến ung thư xuất hiện như mục tiêu giảm đau được dự đoán, điều này rất thú vị vì nhiều loại thuốc đã được phát triển để chống lại một số protein này và đã được thử nghiệm lâm sàng. Nếu chúng tôi có thể sử dụng lại những loại thuốc này, nó có thể cắt giảm đáng kể thời gian phát triển liệu pháp" – tiến sĩ Serafini cho hay.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc để xác định các hợp chất khác có thể được thay thế trong khi cũng theo dõi các hợp chất mới có thể ức chế hoạt động của ILF3.

 "Phát hiện của chúng tôi có thể dẫn đến các liệu pháp mới cho những bệnh nhân bị COVID-19 cấp tính và kéo dài, cũng như các tình trạng đau khác. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng SARS-CoV-2 gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể theo những cách mới, càng làm rõ lý do tại sao mọi người nên cố gắng tránh bị nhiễm bệnh" – tiến sĩ Serafini cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Hậu COVID-19 tóc rụng cả nắm, bác sĩ chỉ cách giúp tóc ”quay lại”

Các vấn đề về da cũng như rụng tóc bị các bệnh nhân đi khám hậu COVID-19 than phiền rất nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Anh (Theo SciTechDaily) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN