Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá về tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Tới thời điểm này, TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã cơ bản được kiểm soát được đợt dịch thứ tư và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” dịch COVID-19.

Trả lời báo chí ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM đã có những đánh giá về dịch COVID-19 đến thời điểm này.

Theo đó, nhờ những nỗ lực chống dịch rất quyết liệt của các tỉnh, thành phố phía Nam mà chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan, chấm dứt giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 kéo dài ở khu vực này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM.

Tới thời điểm này, đợt dịch thứ tư tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã cơ bản được kiểm soát và chuyển sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả” dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là chúng ta không theo đuổi mục tiêu không có ca mắc COVID-19, mà chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng người dân và tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, cần duy trì và tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và điều chỉnh linh hoạt với thực tiễn. Các trường hợp mắc trong cộng đồng vẫn cần phải phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi hẹp nhất có thể, cách ly, điều trị kịp thời. Các trường hợp F1 vẫn cần được cách ly phù hợp để ngăn chặn nguồn lây nhiễm. Về phía người dân vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

Lực lượng y tế chi viện đã rút dần khỏi các điểm nóng. Bộ Y tế đang phối hợp với chính quyền và ngành y tế các địa phương tiếp quản các cơ sở y tế được thiết lập trong thời gian qua, điều chỉnh quy mô cho phù hợp với bối cảnh dịch trong tình hình mới. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương không được coi nhẹ công tác phòng, chống dịch, bởi số ca nhiễm mới vẫn còn nhiều; phải tiếp tục tăng cường năng lực phòng, chống dịch của y tế địa phương nói riêng và của hệ thống chính trị nói chung, chủ động chuẩn bị mọi phương án phòng, chống dịch theo nguyên tắc “4 tại chỗ”.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đợt dịch COVID-19 với biến chủng Delta có sức lây lan mạnh, đã gây ra những đợt bùng phát dịch ở cả miền Bắc (các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh) và miền Nam (TPHCM và 17 tỉnh, thành phố ở khu vực Đông và Nam Bộ), kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay.

Đây là đợt dịch chưa từng có tiền lệ, diễn ra trên quy mô rộng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bình thường của người dân, hoạt động kinh tế và sinh hoạt xã hội bị đình trệ. Tính đến ngày 12/10, đã có 846.230 người bị mắc COVID-19.

Ngành y tế đã phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc trong đợt dịch thứ tư này, từ truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh… tới các hoạt động thu dung cách ly, chăm sóc người nhiễm, điều trị bệnh nhân và tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19...

Vì phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ đòi hỏi phải tiến hành thần tốc trên diện rộng, nên đội ngũ nhân lực y tế tại chỗ của nhiều địa phương không thể đáp ứng được hết. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã huy động một lực lượng lớn cán bộ, nhân viên y tế từ các đơn vị mà Bộ và các địa phương quản lý đến các điểm nóng hỗ trợ các tỉnh, thành phố miền Nam chống dịch.

Bộ Y tế đánh giá cao tinh thần xung phong tới tâm dịch của các thầy thuốc. Họ đã thể hiện rõ trách nhiệm, lòng quả cảm, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng vượt qua mọi gian khó, thử thách vì sức khỏe của nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã huy động số lượng lớn trang thiết bị y tế, vật tư, thuốc men, trang phục bảo hộ, ưu tiên phân bổ vaccine tới các tỉnh, thành phố phía Nam, giúp các địa phương này triển khai các biện pháp chống dịch nhanh, đồng bộ và hiệu quả.

Bên cạnh đó, một phần quan trọng từ sự trợ giúp rất kịp thời về máy móc, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm, trang bị bảo hộ, thuốc, vắc-xin... của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp cũng được ưu tiên phân bổ cho TP.HCM và các địa phương phía Nam….

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế rút nhân lực y tế chi viện chống dịch COVID-19 ở TP HCM trước ngày 15/10

Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND TP.HCM về việc sắp xếp để nhân lực hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP được trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN