Thời tiết giao mùa, những người có dấu hiệu này nên cảnh giác kẻo đột quỵ, tử vong

Sự kiện: Đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới. Các dấu hiệu sắp đột quỵ có thể xuất hiện bất thình lình, trước thời điểm diễn ra đột quỵ chỉ vài phút, cũng có một số trường hợp các triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ sẽ diễn ra trước vài giờ.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 230.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ 10% trong số những người sống sót bình phục hoàn toàn. Theo các chuyên gia y tế, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, nhất là tăng huyết áp, tỷ lệ người bị đột quỵ gia tăng. Những trường hợp bệnh tăng huyết áp kiểm soát kém, thời tiết lạnh, huyết áp dễ tăng đột biến và dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Thời tiết giao mùa, những người có dấu hiệu này nên cảnh giác kẻo đột quỵ, tử vong - 1

Những dấu hiệu của đột quỵ phải cảnh giác

- Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

- Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

- Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.

- Đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ.

- Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

Thời tiết giao mùa, những người có dấu hiệu này nên cảnh giác kẻo đột quỵ, tử vong - 2

Cách xử trí người bị đột quỵ

Khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí đúng cách:

- Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói; móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

- Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép.

Thời tiết giao mùa, những người có dấu hiệu này nên cảnh giác kẻo đột quỵ, tử vong - 3

Những thực phẩm không nên ăn để phòng đột quỵ

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đã qua chế biến hoặc đồ ăn vặt như bánh quy giòn, khoai tây chiên, thức ăn nhanh chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt hun khói, xúc xích... chứa nhiều chất béo chuyển hóa, tạo ra cholesterol xấu (LDL) lắng đọng trong thành động mạch dẫn đến tắc nghẽn. Chúng còn làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể - yếu tố nguy cơ thường gặp của nhiều bệnh như đột quỵ và đau tim.

Thực phẩm mặn, nhiều muối

Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ. Theo điều tra, mặc dù hầu hết người Việt Nam có thói quen ăn nhiều muối nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân có ăn mặn.

Vì vậy hãy tập thói quen không để bát nước chấm, gia vị trên mâm cơm, nhất là khi trong bữa ăn chỉ có các món đã chế biến đậm đà với các gia vị mặn rồi.

Thực phẩm ngọt

Đường gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, làm nặng thêm tình trạng viêm và lão hóa..., vốn đều là những yếu tố nguy cơ của căn bệnh này. Ngay cả đồ uống ngọt dành cho người ăn kiêng cũng cần hạn chế, tránh lạm dụng.

Nguồn: [Link nguồn]

9 thực phẩm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ đột quỵ

Bổ sung những thực phẩm lành mạnh như rau chân vịt, rau cải xoăn, dâu tây, cá hồi, gạo lứt,... vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN