Tắc ruột vì ăn nghệ mật ong: Những người 'đại kỵ' với 'thần dược dạ dày'

Theo các bác sỹ, nghệ mật ong không phải là thần dược. Sử dụng quá nhiều hay sai cách đều gây hại cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo thông tin từ Bệnh viện A Thái Nguyên cho biết vừa điều trị cho một nữ bệnh nhân 69 tuổi bị tắc ruột vì dùng nghệ mật ong.

Nhiều năm qua bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng. Nghĩ mình bị dạ dày nên bà đã tự mua viên nghệ mật ong về uống.

Mỗi ngày bà uống khoảng 10 viên. Hôm nào lên cơn đau bất chợt bà sẽ uống thêm. Bệnh nhân đã duy trì đều đặn việc này trong suốt 3 tháng.

Tuy nhiên, bệnh nhân không thấy giảm đâu. Gần đây, khi đau quá bà mới đến Bệnh viện A Thái Nguyên để kiểm tra.

BS Cường cho biết kết quả nội soi phát hiện một khối bã thức ăn màu vàng lớn tương đương quả cam sành chiếm hết phình vị. Bác sĩ đã can thiệp nội soi, cắt nhỏ khối bã thức ăn và lấy ra từng phần.

Khi nội soi lại, bác sĩ phát hiện phần dạ dày tiếp xúc với khối bã thức ăn bị viêm, có loét trợt.

Sau khi được can thiệp gắp khối bã thức ăn ra khỏi dạ dày, bệnh nhân được điều trị thêm 4 ngày. Sau đó, bác sĩ đã kê thuốc giảm tiết dùng 10 ngày và hẹn tái khám.

Theo Thời đại plus, Giáo sư Đào Văn Long, chuyên gia tiêu hóa gian mật, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tắc ruột, tạo khối bã kết dính thức ăn lớn trong dạ dày do dùng tinh bột nghệ không phải tình trạng hiếm gặp.

GS Long cho biết, nghệ không thể chửa được bệnh dạ dày mà chỉ có thể hỗ trợ bệnh viêm dạ dày. Người dân không nên nghe lời đồn thồi vô căn cứ mà sử dụng nghệ vô tội vạ gây hại cho sức khỏe.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ, người tiêu hóa kém không nên dùng tinh nghệ để trộn ăn, không dùng tinh bột nghệ với nước cam vì có thể tạo ra kết dính bã thức ăn.

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khoẻ, một người lớn khoẻ mạnh không nên dùng quá 0,3-0,5g nghệ trong một ngày.

Việc tiêu thụ quá nhiều nghệ có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó đông máu, sỏi mật và các bệnh sỏi khác.

Còn thông tin từ BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết, phòng khám đa khoa Phú Thọ phát hiện và điều trị thành công những trường hợp dị vật và khối bã thức ăn trong dạ dày bằng kỹ thuật nội soi. Tuy nhiên, khối bã kích thước lớn và cứng chắc như của người bệnh L. là một trường hợp tương đối hiếm gặp. Được biết, trong thời gian gần đây, do nghe nói bột nghệ có tác dụng tốt cho sức khỏe, người bệnh L. đã thường xuyên sử dụng bột nghệ để nấu canh ăn hàng ngày. Bột nghệ khi vào dạ dày quyện cùng chất xơ có trong thức ăn đã tạo nên một khối bã kết dính trong dạ dày người bệnh gây đau bụng và tổn thương trong dạ dày.

Những người nên cẩn trọng khi sử dụng bột nghệ, tinh bột nghệ:

Người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp

Sử dụng nghệ với hàm lượng cao có thể làm giảm lượng đường trong máu hoặc huyết áp. Điều này có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp nên thận trọng khi bổ sung bột nghệ hoặc nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng.

Người chuẩn bị phẫu thuật

Những người cần làm phẫu thuật nên ngưng tiêu thụ bột nghệ trong khoảng hai tuần trước khi phẫu thuật vì củ nghệ có khả năng ngăn ngừa đông máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm trong và sau khi phẫu thuật.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Ăn nghệ kèm theo trong bữa ăn sẽ tốt hơn nhiều so với việc bổ sung nghệ bằng đường uống, đặc biệt với thai phụ. Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nghệ được cho là sử dụng an toàn khi được chế biến trong món ăn.

Còn nếu uống nghệ trong vai trò là thực phẩm chức năng hoặc thuốc, thai phụ và bà mẹ bỉm sữa sẽ gặp nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại nào cho em bé.

Người bị sỏi mật và tắc nghẽn đường mật

Theo nghiên cứu gần đây, nghệ có thể kích hoạt các cơn đau ở những người bị sỏi mật. Vì vậy, nếu bạn có các dấu hiệu của căn bệnh này, hãy tránh xa nghệ.

Tuy nhiên, chất curcumin trong nghệ lại cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật và ung thư túi mật.

Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo những người có vấn đề liên quan đến sỏi mật và tắc nghẽn đường mật nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm chứa chất curcumin.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày

Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy tinh bột nghệ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, dạ dày nhưng tinh bột nghệ cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng axit. Khi dùng chung với thuốc kháng axit như Tagamet, Pepcid, Zantac, Nexium, hoặc Prevacid thì củ nghệ có thể gây tăng axit dạ dày gây các cơn đau ngoài ý muốn. Vì vậy lưu ý không sử dụng chung tinh bột nghệ với thuốc kháng axit và đặc biệt không dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

Bệnh nhân thiếu máu

Nghệ có tác dụng phá máu ứ, máu bầm trong cơ thể, do vậy những người thiếu máu không nên dùng. Bởi dễ dẫn đến tình trạng xa xẩm mặt mày.

Nguồn: [Link nguồn]

Dạ dày thành ”lưới đánh cá” nếu thường xuyên ăn 4 loại thực phẩm này

Một số thức ăn vào dạ dày như "kẻ cướp" xâm nhập, phá hủy khắp nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Vũ ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN