Sốt virus vào mùa, cần lưu ý những điều này nếu không muốn nằm viện

Sự kiện: Sống khỏe

Sốt virus là bệnh dễ lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ bị sốt virus gia tăng trong những ngày gần đây. Trong số những trẻ đến khám có hơn 1 nửa là sốt virus, còn lại là trẻ mắc bệnh hô hấp, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên.

Sốt virus vào mùa, cần lưu ý những điều này nếu không muốn nằm viện - 1

Thời tiết thay đổi, trẻ nhập viện do sốt virus

Dễ lây từ người này sang người khác

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp.

Thông thường, sốt virus là bệnh dễ lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa.

Dấu hiệu trẻ sốt virus

Dấu hiệu trẻ bị sốt virus thường là sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, đi kèm 1 số dấu hiệu khác như:

Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; ở trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, đau đầu; tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch được. Ở một số bé thường bị nổi ban sau 2 - 3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn). Kèm theo các dấu hiệu khác như trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dỉ mắt,... khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.

Một số trẻ nhỏ bị sốt cao còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở. Những trường hợp này trẻ cần được theo dõi sát sao và cho uống hạ sốt theo chỉ định, có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ uống theo giờ 4 tiếng 1 lần. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá.

Sốt virus vào mùa, cần lưu ý những điều này nếu không muốn nằm viện - 2

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo, nếu không chú ý, sốt virus có thể gây biến chứng.

Dấu hiệu sốt virus ở người lớn

Mệt mỏi: Đây là một trong những triệu chứng đặc hiệu nhất của sốt virus ở người lớn.

Đau người: Do mệt mỏi và tăng thân nhiệt, những người bị sốt vi-rút bắt đầu bị đau người, đặc biệt là đau các cơ. Tình  trạng đau kéo dài và khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái.

Sốt: Đây là một trong những triệu chứng nổi bật nhất của sốt virus ở người lớn. Khi nhiệt độ tăng cao là tình trạng nhiễm trùng nặng. Có khả năng sốt lên tới 40oC. Sốt cao không được xử trí có thể gây tử vong.

Ho và chảy nước mũi: Vì nhiễm trùng gây ra cảm giác run lạnh, bệnh nhân bị ho và chảy nước mũi.

Nghẹt mũi: Đây là tình trạng đi kèm sau ho và sổ mũi, gây khó thở.

Nhức đầu: Đây là ảnh hưởng đến sau sốt và đau cơ thể. Nhức đầu khiến bệnh nhân rất khó chịu.

Phát ban da: Vì sốt virus gây ra bởi virus, tình trạng phát ban da sẽ khá phổ biến.

Sốt virus vẫn có biến chứng

Với sốt virus nếu điều trị hạ sốt thì khoảng 4 – 5 ngày trẻ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp vẫn có biến chứng, đặc biệt là biến chứng viêm phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Biến chứng viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ. Viêm thanh quản khiến trẻ khó thở, thở rít.

Ngoài ra, nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn không chịu chơi, li bì, thở gấp thì cha mẹ cần cho con đi kiểm tra có thể biến chứng viêm cơ tim…

Cách chăm sóc người sốt virus

PGS Dũng khuyến cáo, khi có người nhà bị sốt virus cần tăng cường cho người bệnh ăn uống đủ chất, cặp nhiệt độ để theo dõi thường xuyên.

Hạ sốt: uống thuốc hạ sốt và Oresol để bù nước theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ bị sốt, cần cấp cứu tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầu và co giật tăng dần...

Bác sĩ Dũng cũng đặc biệt khuyến cáo phụ huynh đo nhiệt độ cho trẻ ở nhà bằng cách cặp nhiệt kế ở nách, tuyệt đối không được đưa nhiệt kế vào miệng hoặc hậu môn của trẻ. Hai vị trí miệng hay hậu môn nếu không phải nhân viên y tế làm rất dễ sai quy trình dẫn tới nhiệt độ của trẻ không chính xác và gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân ra miệng hoặc làm trầy xước chảy máu hậu môn.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý: Không nên tự ý truyền nước nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi chưa có bằng chứng khoa học về 1 loại thuốc nào có tác dụng tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày, kể cả truyền dịch.

Theo đó, những trường hợp bị sốt, nếu tiếp nước, đỡ ngay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong trường hợp bị mất nước, tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện vì rất có thể bệnh sẽ bị trầm trọng hơn.

Thời tiết

Thời tiết mưa gió thất thường, cộng thêm nhiệt độ cao khiến người già và trẻ nhỏ đổ bệnh hàng loạt, trong đó sốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN