Sốt ngày thứ 3 kèm đau cơ, người đàn ông Hà Nội bị suy đa tạng

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Khi vào viện, người đàn ông sốt nhẹ, không có xuất huyết dưới da, không có biểu hiện phù nề, hai bắp chân có triệu chứng đau tăng dần.

Các bác sĩ khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E Trung ương) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 49 tuổi (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đến khám với lý do sốt ngày thứ 3, đau cơ hai bắp chân. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và từng mổ polyp túi mật.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường - Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới cho hay khi vào viện, bệnh nhân sốt nhẹ, không xuất huyết dưới da hay có biểu hiện phù nề, hai bắp chân đau tăng dần. Các xét nghiệm cho thấy, người bệnh không mắc các bệnh như sốt xuất huyết, cúm, COVID-19…

Với những kết quả trên, BV tiếp tục thăm khám và kiểm tra sâu hơn, kết quả siêu âm mạch (2 bắp chân) không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, cả gan và thận bệnh nhân đều bị suy, có tổn thương hệ tiết niệu.

Đây cũng là lần hiếm gặp các bác sĩ tiếp nhận một ca mắc căn bệnh này có triệu chứng lâm sàng gợi ý và xét nghiệm xác định. Sau khi điều trị nội trú, hiện bệnh nhân đã ổn định, vừa được xuất viện.

Bác sĩ cho biết thêm, bệnh Leptospirosis hay bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Xoắn khuẩn Leptospira có thể lây qua da qua da (vùng bị tổn thương) và niêm mạc, nhất là những người người tiếp xúc nhiều với bùn đất hoặc chất thải của các loại động vật có chứa xoắn khuẩn này. Vì thế, người làm ruộng, người hay đi đến những vùng đầm bùn lầy nước đọng, tiếp xúc nhiều với bùn đất, chất thải động vật dễ bị nhiễm bệnh.

Bác sĩ Cường cũng cảnh báo, khi mắc căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Theo đó, khi xoắn khuẩn Leptospira khu trú vào các tạng như gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận sẽ gây tổn thương các tạng này.

Bác sĩ khuyến cáo người dân hãy đi khám ngay khi có biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, vàng da, vàng mắt, tiểu ít… nhất là những ai có yếu tố liên quan đến dịch tễ như ở các tỉnh trung du, miền núi, tiếp xúc bùn lây, chất thải động vật.

Hiện đã có vắc xin phòng bệnh và những người bị mắc cũng sinh ra được miễn dịch, nhưng miễn dịch đó chỉ có giá trị với tuýp huyết thanh mắc phải. Trong khi đó Leptospira có rất nhiều tuýp huyết thanh khác nhau, vì vậy người dân không nên chủ quan. Khi đi rừng, làm việc có liên quan đến yếu tố như đã nói trên thì cần phải trang bị đồ bảo hộ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Nguồn: [Link nguồn]

Suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, nguy kịch chỉ vì mò đốt

Bệnh nhân chỉ ở nhà làm vườn, xuất hiện sốt kèm theo tức ngực, khó thở và phải nhập viện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN