Sốc khi phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối, chàng trai 28 tuổi ân hận vì thường xuyên làm những việc này!

Sự kiện: Ung thư

Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư dạ dày ngày càng trẻ hoá. Họ có rất nhiều điểm chung đó là không khoa học trong sinh hoạt, ăn uống... hàng ngày.

Nửa năm trước, Tiểu Vương (28 tuổi, Trung Quốc) thường cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, khó chịu ở dạ dày. Lúc đầu, anh nghĩ rằng mình còn trẻ, sẽ không có vấn đề gì lớn, chỉ cần uống một số loại thuốc là được. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh không được cải thiện. Lúc này anh mới đến viện khám.

Sau khi kiểm tra ở bệnh viện địa phương, các bác sĩ chẩn đoán anh bị ung thư dạ dày đã vào giai đoạn nặng. Anh thực sự sốc và không tin tưởng kết quả xét nghiệm ở bệnh viện địa phương. Anh cho rằng lối sống của anh không được chuẩn chỉnh nhưng anh còn trẻ, có sức khỏe, không muốn tin mình mắc bệnh hiểm nghèo. Vì thế anh đã đến Khoa Ung bướu của Bệnh viện Ung bướu tỉnh Giang Tô để khám lại.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tại đây, sau khi làm hết các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ cũng kết luận Tiểu Vương đã bị K dạ dày giai đoạn cuối.

Bác sĩ Lu Jianwei, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Giang Tô cho biết, không thể phủ nhận bệnh ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa. Trong 5 tháng gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận 8 trường hợp bệnh nhân ung thư dạ dày trẻ tuổi, trong đó, người lớn nhất mới 34 tuổi, người trẻ nhất mới 25 tuổi. Đặc biêt, họ có rất nhiều điểm chung không khoa học trong sinh hoạt, ăn uống.

Những thói quen xấu tàn phá dạ dày

Ăn nhiều thức ăn mặn

Nhiều người thích ăn mặn vì cảm thấy món ăn sẽ đậm đà, ngon hơn. Tuy nhiên, ăn mặn hay ăn các thực phẩm muối lại có hại đối với dạ dày. Bởi vì những món ăn mặn chứa nhiều nitrit, dễ tạo ra nitrosamides – yếu tố gây ra các khối u trong dạ dày.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ăn không đúng bữa

Nhiều người thường có thói quen bỏ bữa hoặc ăn uống không có thời gian cố định. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.

Nếu không có chế độ ăn uống cố định, dạ dày bị thay đổi lịch làm việc, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn. Đặc biệt, nếu để bụng rỗng lâu hoặc ăn quá nhiều, dạ dày tiết nhiều dịch vị, có thể bị bào mòn niêm mạc. Vì vậy, những người ăn uống thất thường hay bị đau dạ dày.

Ăn đêm và thức khuya

Thời gian buổi đêm là thời gian dạ dày cần được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Ăn đêm, thức khuya sẽ khiến dạ dày hoạt động quá tải, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Dạ dày phải tiết dịch vị nhiều hơn, gây ra các bệnh viêm loét, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để bảo đảm sức khỏe của mình. 

Ăn đồ nóng

Niêm mạc đường tiêu hóa chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 50-60 độ C. Nếu bạn ăn đồ nóng hơn nhiệt độ này, niêm mạc dạ dày sẽ bị bỏng, khó chữa lành. Điều đó làm thay đổi bề mặt dạ dày, tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn uống thực phẩm có nhiệt độ dưới 60 độ C để bảo vệ thành dạ dày.

Hút thuốc lá

Một số người cho rằng hút thuốc lá chỉ làm tổn hại đến ung thư phổi. Điều này không đúng hoàn toàn vì hút thuốc lá còn làm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan xung quanh khác, trong đó có dạ dày.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người bình thường. Nguyên nhân là do trong thuốc lá chứa nhiều chất hóa học gây hại dạ dày. Do vậy, người hút thuốc lá nhiều có thể vừa bị ung thư phổi vừa bị ung thư dạ dày.

Nguồn: [Link nguồn]

Bác sĩ bệnh viện K giải đáp mọi vấn đề về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là gì? Phẫu thuật bằng phương pháp nào? Tiền sử viêm dạ dày lâu năm có nên tầm soát định kỳ hay không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN