Sinh viên Học viện Ngân hàng tử vong do sốt xuất huyết

Nữ sinh viên này được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và kết quả mẫu bệnh phẩm xác định, bệnh nhân dương tính với virus sốt xuất huyết Dengue typ 1.

Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, bệnh nhân đầu tiên ở Hà Nội tử vong do sốt xuất huyết năm 2017 là một nữ sinh trường Học viện Ngân Hàng, 19 tuổi và thuê trọ tại phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.

Nữ sinh viên này được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và kết quả mẫu bệnh phẩm xác định, bệnh nhân dương tính với virus sốt xuất huyết Dengue typ 1.

Ngay khi có ca bệnh này, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Trung tâm Y tế quận Đống Đa cùng với phường Trung Liệt đã điều tra côn trùng, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất, truyền thông bằng loa truyền thanh di động tại khu vực bệnh nhân thuê trọ.

Cũng theo TT YTDP Hà Nội, trong 4 ngày (từ ngày 18/5 – 21/5), Trung tâm đã tổ chức phun hóa chất diện rộng và cùng tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy quy mô toàn phường Trung Liệt.

Mặt khác, giám sát chặt chẽ tại khu vực ổ dịch để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tư vấn chăm sóc và điều trị, tránh xảy ra tử vong tại cộng đồng.

Sinh viên Học viện Ngân hàng tử vong do sốt xuất huyết - 1

Bác sĩ đang tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

Mới đây, trên địa bàn quận cũng ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết tại ký túc xá Trường Đại học Luật Hà Nội với 11 ca mắc. Ngoài ra, tại phường Khương Thượng cũng ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết tại ngõ 95 Chùa Bộc và ngõ 354 Trường Chinh với tổng số bệnh nhân là 10 người.

ThS.BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Do vậy với người dân nên đến bệnh viện sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ, không nên chủ quan, đặc biệt những trường hợp đã mắc vẫn có thể tái mắc.

Người dân cũng lưu ý các triệu chứng mắc bệnh sốt xuất huyết như: Sốt cao, 39-40 độ C liên tục trong 3-4 ngày, người mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, xuất huyết dưới da, nổi chấm màu đỏ, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Đối với phụ nữ có thể rong kinh, đau bụng, nôn ói, mệt, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, đi cầu ra máu. Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt khi đang sốt cao chuyển sang hết sốt…

Sắp thả muỗi vằn ở Nha Trang để phòng sốt xuất huyết, Zika

Từ tháng 3/2017, mỗi tuần, các chuyên gia y tế sẽ thả khoảng 100 con muỗi vằn ở Nha Trang để làm giảm số lượng muỗi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN