Sau tiêm phòng COVID-19, người được tiêm cần chú ý ăn uống ra sao?

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm dạng mềm lỏng, giàu vi chất dinh dưỡng... là những gì người sau tiêm phòng COVID-19 nên ăn.

Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, tùy theo cơ địa của mỗi người mà có các phản ứng sau tiêm khác nhau như sốt, đau mỏi người... Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn trong 1-2 ngày.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ-BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, để giảm bớt tình trạng đau, mệt sau khi tiêm phòng, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi chúng ta cần chú ý bổ sung đầu đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng, khỏe mạnh.

Bổ sung nước cho cơ thể

Sau khi tiêm vắc xin, chúng ta thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. "Khi uống nước, uống càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm cơn khát tốt hơn"- Viện dinh dưỡng ghi rõ.

Sau tiêm, người dân nên bổ sung nước cho cơ thể. Ảnh: Internet

Sau tiêm, người dân nên bổ sung nước cho cơ thể. Ảnh: Internet

Theo đó, các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép … để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. 

Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Đồng thời để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.

Người sau khi tiêm phòng COVID-19 cần bổ sung chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật. Theo đó chúng ta cần ăn đa dạng, đủ nhu cầu từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín, vì đay là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cơ thể.

Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Ngoài ra người sau tiêm phòng, cũng cần cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm:

Vitamin A: có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền, bí đỏ…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò...

Vitamin C, E:  Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng như vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh:HQ

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng như vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh:HQ

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm. Và Vitamin C thì có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh...

Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa…

Vitamin nhóm B: có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan...

Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, nhanh làm vết thương và giúp duy trì vị giác, khứu giác cho cơ thể. Người dân có thể bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm như sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…

Lựa chọn chế biến thực phẩm

Theo Bác sĩ Tiến, người sau khi tiêm vắc xin phòng COVID -19, có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.

Người dân cũng nên chọn mua thực phẩm tươi sống để chế biến, không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh.Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn khi thực phẩm chưa chín như: ăn tái, ăn giỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng sống,…

Khi chế biến thực phẩm, cần vệ sinh giao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm.

Nguồn: [Link nguồn]

Dấu hiệu nhận biết các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bạn phải ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.QUYÊN ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN