Phát hiện thứ nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường hơn cả trầm cảm, hút thuốc

Nghiên cứu mới phát hiện ra sự cô đơn là một trong những yếu tố gây hại hàng đầu và không thể ngờ đối với sức khoẻ của bệnh nhân tiểu đường.

Mới đây, một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu (ấn phẩm của Hiệp hội Tim mạch châu Âu) xác định sự cô đơn kéo dài tác động tiêu cực đến sức khoẻ bệnh nhân tiểu đường mạnh mẽ hơn cả trầm cảm, hút thuốc, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Cụ thể hơn, những bệnh nhân tiểu đường cô đơn dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người khác cùng tình trạng sức khoẻ.

Người tiểu đường cô đơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người tiểu đường bình thường. Ảnh: Getty Images.

Người tiểu đường cô đơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người tiểu đường bình thường. Ảnh: Getty Images.

Các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu đã quan sát 18.509 người trưởng thành từ 37 đến 73 tuổi - tất cả đều bị bệnh tiểu đường nhưng không mắc bệnh tim mạch. Sự cô đơn và cô lập được đánh giá qua bảng câu hỏi. Đặc điểm xác định nguy cơ cô đơn cao là cảm thấy cô đơn và gần như hoặc không bao giờ tâm sự với bất kỳ ai. Các yếu tố cho thấy nguy cơ cô độc cao là sống một mình, bạn bè và gia đình đến thăm ít hơn 1 lần/tháng và không tham gia hoạt động xã hội ít nhất 1 lần/tuần.

Nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa sự cô đơn, cô lập và các sự cố về tim mạch sau khi điều chỉnh các yếu tố sức khỏe và lối sống khác.

Qua một thập kỷ, 3.247 người tham gia đã mắc bệnh tim mạch; 2.771 người tham gia mắc bệnh động mạch vành và 701 người bị đột quỵ (một số bệnh nhân mắc cả hai).

Những người có điểm cô đơn cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn từ 11 đến 26%. Tỷ lệ tương tự đối với bệnh động mạch vành, nhưng mối liên quan với đột quỵ là không đáng kể. Người sống cô lập với xã hội không ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch.

Nhóm nghiên cứu cũng so sánh sự cô đơn với các nhân tố gây rủi ro khác cho bệnh tim mạch ở người tiểu đường. Kết quả cho thấy sự cô đơn không ảnh hưởng bằng chức năng thận, cholesterol và chỉ số khối cơ thể (BMI); tuy nhiên tác động mạnh mẽ hơn trầm cảm, hút thuốc, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Lu Qi, giáo sư tại Trường Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Tulane (thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ), cho biết: “Sự cô đơn được xếp hạng cao hơn một số thói quen sinh hoạt trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng đối với bệnh nhân tiểu đường, hậu quả của các yếu tố rủi ro thể chất (tức là kiểm soát kém lượng đường trong máu, huyết áp cao, cholesterol cao, hút thuốc và chức năng thận kém) ở những người cô đơn lớn hơn so với những người không cô đơn. Nghiên cứu mới nhấn mạnh việc hỏi những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường về sự cô đơn nên trở thành một phần của đánh giá tiêu chuẩn, cũng như cần thiết giới thiệu những người bị ảnh hưởng đến các dịch vụ sức khỏe tâm thần”.

Tiến sĩ Lu Qi cũng nhận định chất lượng của các mối quan hệ xã hội dường như quan trọng đối với sức khỏe tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường hơn là số lần tương tác.

“Chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của sự cô đơn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tôi khuyến khích những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cảm thấy cô đơn tham gia một nhóm hoặc lớp học và cố gắng kết bạn với những người có cùng sở thích”, vị chuyên gia nói.

Các y bác sĩ cần cân nhắc đến yếu tố cô đơn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Getty Images.

Các y bác sĩ cần cân nhắc đến yếu tố cô đơn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Getty Images.

Nguồn: [Link nguồn]

Pha cà phê không dùng đường vẫn dễ bị tiểu đường

Nghiên cứu mới chỉ ra cơ chế gây hại khó ngờ của chất tạo ngọt thay thế đường - thứ được nhiều người dùng để pha cà phê, làm bánh... với hy vọng giúp giảm cân, tránh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Oanh (Theo Tulane News) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN