Những thói quen sai lầm dẫn đến suy thận

Sự kiện: Sống khỏe

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Bệnh không chỉ khiến người mắc đau đớn, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể tử vong bất cứ lúc nào.

1. Tổng quan về bệnh suy thận

Tại nước ta, chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị bệnh thận và mỗi năm có thêm khoảng gần 10 nghìn ca suy thận, cùng với gần 1 triệu người suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu.

Suy thận có 2 loại: Suy thận cấp và suy thận mạn, trong chuyên môn hay gọi là tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn.

‎Suy thận cấp là sự suy giảm nhanh chức năng thận trong vài ngày đến vài tuần. Sau điều trị có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.

‎Còn suy thận mạn, đó là một quá trình tiến triển dài và không phục hồi. Mục tiêu điều trị nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu.

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu.

2. Nguyên nhân suy thận 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm: 

- Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống. 

- Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính. 

- Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. 

- Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.

- Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của phụ nữ, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.

- Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học, như khi biết bị bệnh nhưng không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… làm bệnh tiến triển nhanh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận.

3. Một số thói quen sai lầm dẫn đến dẫn đến tổn thương thận, suy thận

Thói quen ăn mặn

Ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể phải hấp thụ cả lượng muối bị dư thừa, làm huyết áp tăng cao. Khi đó sẽ tạo áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều. Từ đó dẫn đến bệnh suy thận. Không những thế, ăn mặn còn gây sỏi thận, thận nhiễm mỡ… Với những người mắc bệnh thận thì thói quen ăn mặn gây tác hại rất lớn. Nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể để chức năng của thận được cải tạo tốt hơn. Với những người bình thường, ăn quá mặn cũng không tốt. Để phòng ngừa bệnh suy thận, nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn.

Thói quen thích ăn ngọt, uống nhiều nước ngọt

Ăn quá nhiều đường dẫn đến huyết áp tăng và gây ra bệnh tiểu đường. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống có đường thường xuyên sẽ làm tăng Protein trong nước tiểu. Và đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.

Nước ngọt là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều axit với độ pH cao, làm ảnh hưởng đến cơ thể người sử dụng. Độ pH tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nguyên nhân là do bộ phận này là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Thói quen bỏ bữa sáng

Thông thường, buổi sáng là thời gian túi mật hoạt động bài tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi túi mật không có thức ăn để tiêu hóa sẽ làm cho dịch mật tích tụ lâu hơn trong cơ thể. Cứ như vậy trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi mật, sỏi thận. Từ đó dần dẫn đến bệnh suy thận.

Uống quá ít nước mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận.

Uống quá ít nước mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận.

Hay nhịn tiểu

Trong nước tiểu chứa các chất thải, chất độc được đẩy ra ngoài. Nhịn tiểu thường xuyên làm nước tiểu ứ đọng bên trong bàng quang, gây áp lực lên bộ phận này. Bàng quang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây nên hiện tượng đái dầm tâm thần, viêm nhiễm bàng quang… Và bệnh suy thận cũng bị gây ra bởi nguyên nhân này. Để phòng tránh bệnh suy thận nên đến nhà vệ sinh gần nhất khi có cảm giác buồn tiểu.

Thói quen lười uống nước

Uống quá ít nước mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận. Khi lượng nước được nạp và cơ thể quá ít, hệ tiết niệu cũng hoạt động ít hơn. Vì vậy phải mất một thời gian để tích trữ nước tiểu cho một lần đào thải. Nước tiểu khi đó sẽ trở nên đậm đặc hơn. Các chất thải, chất độc sẽ lắng đọng xuống khiến cho thận dễ hình thành sỏi. Quá trình này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận và gây nên bệnh suy thận.

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt. Khi đó thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, để phòng tránh bệnh suy thận nên uống đủ nước cho cơ thể cần mỗi ngày.

Thói quen uống bia, rượu

Chất cồn trong bia, rượu ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc và thải độc khỏi máu của thận. Bia rượu sẽ gây ứ đọng acid uric. Chúng làm tắc nghẽn ống thận và khiến thận bị suy một cách nhanh chóng.

Thói quen ăn ít rau, nhiều thịt

Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Thận cũng phải hoạt động rất nhiều lần để thải các chất độc có trong thịt. Trung bình người 50kg sẽ cần khoảng 40g Protein mỗi ngày (tương đương với 300g thịt). Do vậy, để phòng ngừa bệnh suy thận nên ăn thịt với lượng vừa phải.

Việc tự ý dùng thuốc, dùng sai cách có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận.

Việc tự ý dùng thuốc, dùng sai cách có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận.

Tự ý dùng thuốc và dùng sai hướng dẫn

Việc tự ý dùng thuốc, dùng sai cách có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận. Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận (đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp) như kháng sinh nhóm Aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang, một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… Chính vì vậy, việc dùng thuốc đúng cách, đúng hướng dẫn là vô cùng quan trọn. Cần được sử dụng đúng cách theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Để phòng tránh bệnh suy thận không nên tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4. Lời khuyên của thầy thuốc

 Bệnh suy thận thường tiến triển qua nhiều giai đoạn, nặng dần lên theo từng đợt và cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này hai thận gần như đã mất hoàn toàn chức năng và đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận…

Việc điều trị sẽ gây chi phí kinh thế tăng cao cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó, suy thận cần được phòng ngừa cũng như chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng, vì vậy điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm, đặc biệt đối với 3 đối tượng có nguy cơ cao là người bị đái tháo đường, tăng huyết áp và người có lịch sử gia đình bị bệnh thận. Các đối tượng này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm để không biến chứng lên thận.

Nguồn: [Link nguồn]

Cẩn thận với khối u cực nhỏ nằm ở vị trí này nhưng có thể gây suy thận, tàn phế

U nhỏ nhưng tăng tiết hóc môn gây tăng canxi máu tác động đến cơ quan đích, chủ yếu là thận, xương. Bệnh thường được phát hiện muộn, khi đã có biến chứng nặng nề (sỏi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS Nguyễn Văn Bình ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN