Những người tuyệt đối không được ăn gừng hàng ngày

Dù gừng rất tốt nhưng nếu bạn rơi vào 1 trong 7 thành phần dưới đây thì hãy tránh xa gừng.

1. Người cao huyết áp

Gừng có nhiều tác dụng như chỉ khái (trị ho), giải cảm hàn, đầy hơi, trướng bụng, tăng cường tuần hoàn huyết dịch bằng cách xoa bóp với rượu gừng hoặc ngâm chân nước gừng nóng...

Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng là tốt vì nước ấm cộng với gừng đập dập sẽ có tác dụng giải lạnh.

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng gừng vì gừng chỉ giúp giải lạnh chứ không chống được thấp khớp như nhiều người nhầm tưởng.

Những người tuyệt đối không được ăn gừng hàng ngày - 1

Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.

Ngoài ra, đối với những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

2. Người có bệnh liên quan đến gan

Do có vị nóng nên gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho các tế bào gan bị hoại tử. Bởi, bản chất của những tế bào gan thường bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

3. Người bị sỏi mật

Tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

4. Phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai

Gừng được các mẹ bầu yêu thích vì giảm triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

5. Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt

Gừng có tính nhiệt. Đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.

Tương tự nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Những người tuyệt đối không được ăn gừng hàng ngày - 2

Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Ảnh minh họa

6. Người bị cảm nắng

Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng. Uống nước gừng khi bị cảm nắng, nóng có thể dẫn đến tử vong.

7. Người bệnh dạ dày, tá tràng

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày.

Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Lan (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN