Những điều cần lưu ý để chăm sóc xương khớp cho người lớn tuổi

Để “già” không đi liền với “yếu”, việc chăm sóc xương khớp cho người lớn tuổi rất cần được chú ý, quan tâm từ sớm. Bởi lẽ, xương khớp khỏe chính là nền tảng quan trọng để tận hưởng tuổi già năng động, giúp người sau tuổi 50 thoải mái với sinh hoạt hằng ngày.

Từ tuổi 50 trở đi, xương khớp của chúng ta xuất hiện những dấu hiệu lão hóa rõ rệt. Nhiều người lớn tuổi bị loãng xương. Các khớp kém đàn hồi, giảm độ linh hoạt. Kèm theo đó là những biểu hiện như: người lớn tuổi đi bộ một quãng đường ngắn đã thấy mỏi, những ngày trở trời bị đau nhức khắp người, thậm chí đạp xe hay leo cầu thang cũng trở thành một thử thách.  

Tất cả những điều này khiến sinh hoạt của người lớn tuổi trở nên khó khăn, nhiều việc đơn giản hằng ngày cũng phải nhờ con cháu giúp. Theo các bác sĩ và chuyên gia về lĩnh vực Lão khoa, để giúp người lớn tuổi duy trì cuộc sống năng động, từ đó luôn thấy hạnh phúc, vui tươi, cần chú ý đến sức khỏe của xương khớp càng sớm càng tốt. Chăm sóc tốt xương khớp sẽ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý, giúp người lớn tuổi có được tuổi già trọn vẹn hơn.

Những điều cần lưu ý để chăm sóc xương khớp cho người lớn tuổi - 1

Các vấn đề xương khớp thường gặp ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, vấn đề xương khớp phổ biến nhất là loãng xương. Đây là tình trạng cơ thể không tạo đủ xương mới thay thế cho xương cũ đã bị mất theo thời gian. Cơ thể người có hơn 200 xương được liên kết với các loại khớp. Mô xương bao gồm tế bào xương, mạng lưới sợi collagen và các loại khoáng chất, trong đó quan trọng nhất là calcium và phosphorus. Khi hàm lượng, tỷ trọng các khoáng chất này được duy trì ở mức ổn định trong máu, cơ quan tạo xương sẽ hoạt động hiệu quả, liên tục hình thành xương mới, bù đắp vào xương bị mất. Ngược lại, khi hoạt động thay thế xương bị mất cân bằng, mật đồ xương sẽ giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy.

Các yếu tố gây nguy cơ loãng xương thường gặp ở người cao tuổi:

- Mãn kinh sớm (trước tuổi 45).

- Mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, gan hoặc tuyến giáp.

- Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu ma-giê, canxi, phốt-pho và vitamin D.

- Hấp thu đường ruột kém (ví dụ do bệnh Coeliac, bệnh Crohn, phẫu thuật dạ dày).

Khi tuổi tác càng cao, bên cạnh vấn đề xương bị lão hóa, thì nguy cơ mắc chứng viêm khớp cũng càng lớn. Tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới. Các khớp xương hoạt động nhờ sự bôi trơn của hoạt dịch và được giữ cố định bởi các dây chằng. Về già, hoạt dịch sẽ bị loãng, lớp sụn trở nên mềm, khô hơn, dễ bong ra và giảm khả năng chịu lực.

Chế độ dinh dưỡng cho xương khớp chắc khỏe.

Hầu hết canxi trong cơ thể tập trung ở xương. Hàm lượng canxi ổn định trong máu, hỗ trợ quá trình tạo xương hiệu quả, giúp tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương, giảm nguy cơ gãy xương. Người cao tuổi nên ăn các thực phẩm giàu canxi có giá trị sinh học cao như rau lá xanh, cá hồi, trứng, các loại đậu, hạt…

Tuy nhiên, để cơ thể hấp thu tốt canxi, người cao tuổi cần bổ sung vitamin D. Ngoài việc tắm nắng sáng khoảng 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, người cao tuổi có thể dùng viên dầu cá, ăn gan, trứng, bơ...

Đối với việc chăm sóc khớp, người cao tuổi cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh với trái cây, rau củ tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá béo. Axit béo omega-3 trong dầu cá có thể góp phần giúp giảm đau khi khớp bị lão hóa. Trái cây và rau củ là nguồn cung cấp vitamin C chính yếu. Ngoài các chức năng phổ biến, vitamin C còn rất cần thiết cho việc tổng hợp collagen, hỗ trợ sụn khớp.

Vitamin C còn có tính chống ô-xy hóa, hỗ trợ kháng viêm, giúp giảm được nguy cơ đau hoặc viêm các khớp. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước sẽ giúp duy trì chất lượng hoạt dịch cho khớp.

Bổ sung 2 ly Sure Prevent Gold mỗi ngày đảm bảo bổ sung canxi, phốt pho, vitamin D, vitamin C, vitamin K2 và collagen, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của người cao tuổi.

Những điều cần lưu ý để chăm sóc xương khớp cho người lớn tuổi - 2

Xem thêm thông tin sản phẩm Vinamilk Sure Prevent Gold: TẠI ĐÂY

Duy trì cân nặng hợp lý

Người cao tuổi không nên để cơ thể thừa cân, vì dễ làm tăng nguy cơ sưng viêm và tăng lực tác động lên các khớp.

Đối với người khỏe mạnh, cũng như người bị viêm khớp, sự rắn chắc của cơ và cân nặng hợp lý sẽ tác động trực tiếp, tích cực đến sức khỏe sụn khớp. Do đó, người cao tuổi bị thừa cân, cần phải giảm mỡ mà không giảm cơ. Để đạt được điều đó, tập thể dục hợp lý là giải pháp mấu chốt.

Tập thể dục thường xuyên

Người cao tuổi tập thể dục vừa sức, thường xuyên, giúp kích thích sự hình thành xương mới. Bất kỳ loại hình vận động hợp lý nào cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả những việc nhẹ nhàng như đi bộ, sắp xếp đồ đạc, làm việc nhà, làm vườn… Những hoạt động này cũng làm tăng sức cơ và giúp giảm tình trạng thoái giáng cơ ở người cao tuổi.

Tập thể dục mỗi ngày giúp bôi trơn ổ khớp và duy trì sức mạnh các cơ. Ở người bị viêm khớp, nên kết hợp chế độ dinh dưỡng giúp giảm lượng mỡ thừa và vận động – thể dục thể thao hợp lý. Sự phối hợp này sẽ giúp giảm đau, cải thiện các chức năng khớp hiệu quả hơn so với việc thực hiện đơn lẻ.

Tóm lại, xương khớp là bộ khung chống đỡ cho toàn bộ cơ thể. Xương khớp chắc khoẻ sẽ giúp người cao tuổi tự tin trong các hoạt động hàng ngày, sống vui khoẻ cùng con cháu. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần lạc quan, tập thể dục hợp lý mỗi ngày là chìa khóa cho xương khớp khoẻ mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN