Những bộ phận này trên cơ thể chuyển màu đen, đi khám ngay kẻo hỏng gan

Sự kiện: Bệnh gan

Nếu một số bộ phận trên cơ thể như móng tay, môi, mi mắt hay móng tay đột nhiên chuyển màu đen, nên đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời bởi đó là những dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang mắc bệnh.

Những bộ phận này trên cơ thể chuyển màu đen, đi khám ngay kẻo hỏng gan - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng của con người, nếu gan có bệnh, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, các triệu chứng phổ biến nhất là các vùng da trên cơ thể thay đổi, chẳng hạn như có thể xuất hiện mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng...

Điều này là do chức năng trao đổi chất của gan bị suy giảm, quá trình chuyển hóa bilirubin bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ trong cơ thể. Ngoài vàng da, khi bệnh gan xuất hiện cũng có thể làm cho một số bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen, sẫm màu hơn. Đây chính là tín hiệu quan trọng bạn cần chú ý.

Mụn đầu đen trên mặt, mũi nổi nhiều

Biểu hiện trên khuôn mặt đại diện cho sức khỏe của cơ thể trong một số trường hợp nhất định. Nếu bạn vệ sinh da mặt sạch sẽ nhưng mụn đầu đen và mụn trứng cá vẫn ‘hoành hành’ trên mặt không kiểm soát, có khả năng gan đang gặp vấn đề.

Khi chức năng gan suy yếu, nó không thể phá hủy các hormone nội tiết tố trong cơ thể. Lúc này, lượng bã nhờn cũng sẽ nhiều hơn, dẫn đến sự gia tăng mụn đầu đen.

Những bộ phận này trên cơ thể chuyển màu đen, đi khám ngay kẻo hỏng gan - 2

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng của con người, nếu gan có bệnh, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, các triệu chứng phổ biến nhất là các vùng da trên cơ thể thay đổi, chẳng hạn như có thể xuất hiện mắt vàng, da vàng, nước tiểu vàng... Ảnh minh hoạ: Internet

Sắc mặt chuyển sang màu đen, da tối, xám xịt

Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có một mối quan hệ trực tiếp với nhau, nếu khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.

Trong thời gian này, da của bạn sẽ chuyển sang màu ánh đồng vàng nâu, đồng thời chất da trở nên khô hơn, sần sùi, kém linh hoạt, không còn độ bóng, sáng và các hiện tượng bất thường khác.

Vành mắt có quầng thâm

Sự rối loạn chuyển hóa của melanin do bệnh gan gây ra sẽ dễ dẫn đến hình thành các quầng thâm xung quanh mắt. Không những thế, bệnh gan cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết, dẫn đến các vấn đề về da như mụn và nám.

Vạch đen xuất hiện trên móng tay

Sự xuất hiện của móng đôi khi đại diện cho sức khỏe của gan. Gan càng khỏe mạnh, móng tay sẽ càng đầy đặn và mịn màng. Ngược lại, nếu móng tay đột nhiên bị thâm hoặc xuất hiện vạch đen mà không rõ lý do cũng có thể là do chức năng gan bắt đầu suy giảm.

Chế độ ăn ít chất béo, ăn nhiều trái cây, rau quả tươi tránh béo phì và gan nhiễm mỡ; phát triển lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu, phục hồi sức khỏe gan.

Những bộ phận này trên cơ thể chuyển màu đen, đi khám ngay kẻo hỏng gan - 3

Các tĩnh mạch vùng bụng nổi màu xanh đen, sưng lên

Trong những trường hợp bình thường, tĩnh mạch vùng bụng sẽ không nổi rõ ra bên ngoài, hầu như không nhìn rõ. Nhưng khi cơ thể xuất hiện bệnh gan, tĩnh mạch vùng bụng vận chuyển máu có thể bị chặn, từ đó dẫn đến triệu chứng giãn tĩnh mạch, có thể nhìn thấy tĩnh mạch màu xanh đen nổi lên trên da bụng. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị xơ gan, cổ trướng thì dấu hiệu này sẽ rất rõ ràng.

Da vùng môi trở nên đen sạm, tối xỉn màu hơn

Khi da vùng môi chuyển thành màu đen, môi thâm hơn so với trước thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đối với bệnh nhân bị bệnh gan, môi trở nên thâm đen là một biểu hiện phổ biến của bệnh gan đang tiến triển.

Cách bảo vệ để gan khoẻ:

Không thức khuya, ngủ đủ giấc: Công việc bận rộn khiến mọi người thức khuya dậy sớm, đây là một trong những nguyên nhân làm gan bị tổn thương nghiêm trọng. Tốt nhất, bạn nên ngủ trước 11 giờ mỗi đêm và thời gian ngủ hàng ngày không nên ít hơn 7 tiếng.

Không lạm dụng rượu: khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu, dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

Khám và tiêm phòng định kỳ: Virus viêm gan có thể được chia thành nhiều loại, chẳng hạn như A, B, C và các loại khác. Để phòng ngừa và điều trị, phương pháp hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin, và sau đó nên theo dõi mức độ kháng thể định kỳ.

Ngoài ra, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, ăn ít chất béo, tránh béo phì và gan nhiễm mỡ; phát triển lối sống lành mạnh bỏ thuốc lá và hạn chế rượu, phục hồi sức khỏe gan.

Rượu bia khiến nhiều người mắc bệnh gan, đây là những dấu hiệu cần lập tức đi khám

Những ngày Tết khó có thể tránh khỏi việc chúc nhau vài chén rượu, bia. Tuy nhiên, điều này gây ra tình trạng quá tải cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Bệnh gan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN