Những bệnh dễ gặp ngày Tết do thói quen ăn uống sai lầm tệ hại nhiều người mắc

Dịp Tết cũng là lúc phát sinh rất nhiều bệnh, do đó, mọi người cần biết điều này để phòng tránh.

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quốc gia cảnh báo, nếu không kiểm soát chế độ ăn uống thì mọi người sẽ phát sinh những bệnh sau trong dịp Tết.

Béo phì

Ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga khiến nhiều mọi người sau nghỉ Tết tăng cân không kiểm soát.

Rất nhiều người không thể kiểm soát được cân nặng trong dịp Tết do ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ chiên rán.

Rất nhiều người không thể kiểm soát được cân nặng trong dịp Tết do ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ chiên rán.

Rối loạn tiêu hóa

Ngày Tết, ăn uống thất thường như: ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm... uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa; với các triệu chứng thông thường là tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi, khó tiêu.

Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa có thể kể đến là nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Do đó, mọi người phải có chế độ vận động, luyện tập thân thể. Chú ý xoa bóp vùng bụng mỗi ngày và tạo một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Nếu sau đó các triệu chứng vẫn không đỡ thì có thể đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ngộ độc thực phẩm

Trong các dịp lễ tết, việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất.

Đa phần có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, sốt nhẹ và mệt mỏi nhiều. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E. Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hoá học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra).

Trong các dịp lễ tết, việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Trong các dịp lễ tết, việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm là đau bụng, buồn nôn, nhức đầu choáng váng, sau đó nôn nhiều hoặc tiêu chảy, kèm theo đó người bệnh có thể bị sốt nhẹ… Mức độ trầm trọng của bệnh sẽ khác nhau tùy theo mức độ độc và loại chất độc. Khi các triệu chứng này xuất hiện, cần ngưng sử dụng ngay các thực phẩm nghi ngờ và đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà hay dùng các loại thuốc dân gian hay thuốc tây để làm cầm tiêu chảy hay giảm nôn mửa.

Dị ứng thực phẩm

Ngày Tết, nhiều người khi ăn thực phẩm lạ nhất là hải sản lạ có biểu hiện ngứa toàn thân, nổi dát, hoặc các đốm xung huyết, xuất huyết.

Do đó, khi có biểu hiện nặng hơn như khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Bệnh gout

Ngày Tết mọi nhà đều tích trữ đồ ăn giàu đạm do đó, gout cấp cũng xảy ra sau bữa ăn giàu dinh dưỡng và chất đạm.

Các dấu hiệu của cơn gout như: Sưng nóng đỏ đau khớp bàn ngón chân cái (cũng có khi gặp ở các khớp khác như khớp cổ chân, khớp cổ tay, khớp ngòn tay, gân gót… trong các thể không điển hình)…

Rối loạn mỡ máu

Mâm cơm ngày Tết mọi người thường chuẩn bị nhiều món ăn, cầu kì hơn những ngày bình thường, các món xào, chiên, rán, nướng khi dùng nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho bạn bị rối loạn mỡ máu.

Tăng huyết áp

Ngày Tết ăn giàu chất đạm, chất béo, tuy nhiên ở người tăng huyết áp nên hạn chế những món ăn này. Những món ăn chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, xúc xích cũng đều chứa sẵn muối, do vậy hạn chế chấm nước mắm khi ăn… Nên tăng cường rau và quả chín trong mỗi bữa ăn.

Tiểu đường

Trong những ngày Tết, đường máu có thể kiểm soát kém hơn do ăn không đúng giờ và không ổn định.

Đi chúc Tết, thường sẽ được mời chén trà, mứt, bánh, kẹo, socola, quả khô (nho, hồng  khô), cần hạn chế những loại thực phẩm này, vì chứa nhiều chất đường hấp thu nhanh. …

Do đó để tránh các bệnh ập đến, mọi người nên duy trì nếp sinh hoạt hàng ngày, tránh làm việc quá sức. Không nên đi chơi quá xa, không uống bia rượu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, luôn luôn đảm bảo ăn 3 bữa sáng, trưa, tối đúng giờ, tránh quá bữa, bỏ bữa, chỉ nên ăn vừa no để dễ tiêu hóa. Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…..

Nguồn: [Link nguồn]

Người mắc bệnh thận nên và không nên ăn gì trong mâm cơm ngày Tết

Những thực phẩm phổ biến ngày Tết như: chân giò hun khói, giò chả, lạp xưởng, khô bò, tôm khô, xúc xích, dăm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sức khỏe ngày Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN