Người thường xuyên thức khuya có dấu hiệu này thì cần ngừng lại ngay kẻo đột tử

Sự kiện: Sống khỏe

Khi cơ thể đã sắp đạt đến giới hạn nguy hiểm sẽ xuất hiện những dấu hiệu này, nếu tiếp tục thức khuya thì rất có thể bị đột tử.

Thức khuya đã trở thành thói quen của đại bộ phận giới trẻ. Mỗi người một lý do để thức khuya, người vì công việc, người vì bài vở ở trường lớp, người vì vui chơi, giải trí… và dù lý do là gì thì thực trạng này ngày càng đáng báo động. Theo các chuyên gia sức khoẻ, việc thức khuya sẽ khiến cơ thể bị huỷ hoại nhanh chóng.

Người thường xuyên thức khuya có dấu hiệu này thì cần ngừng lại ngay kẻo đột tử - 1

Những dấu hiệu nguy hiểm sau khi thức khuya

Bơ phờ

Hầu hết những người thường xuyên thức khuya đều không có tinh thần tốt. Vì bạn không ngủ đủ giấc nên các dây thần kinh trong não luôn căng thẳng dù là ban đêm hay ban ngày.

Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, tinh thần sẽ trở nên ngày càng kém đi. Và trong quá trình này, mức độ nội tiết của cơ thể sẽ bị mất cân bằng nên tình trạng của da sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Buồn nôn và nôn

Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế lâm sàng đã chứng minh. Khi một người thường thức đến 5, 6 giờ sáng mới đi ngủ, lịch sinh hoạt hoàn toàn trái ngược với bình thường, lúc mọi người ngủ thì bạn thức, lúc mọi người thức thì bạn ngủ. Rất có thể đến một ngày vào lúc nửa đêm, bạn sẽ đột nhiên bị nôn mửa không kiểm soát được, tất cả nguyên nhân là do thức khuya.

Trên thực tế, đối với những người thức khuya, đảo ngược ngày đêm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa, đó là lý do khiến tình trạng buồn nôn, nôn mửa xảy ra.

Nhịp tim nhanh

Nhịp tim đập là bằng chứng cho thấy chúng ta đang sống và những người khỏe mạnh thường không có nhịp tim đập quá nhanh khi không tập thể dục.

Nhưng nếu bạn thức khuya trong thời gian dài và tim đập nhanh hơn khi đứng dậy đột ngột hoặc khi không làm gì khác và không lo lắng thì có thể cơ thể bạn đã bị tổn thương.

Mắt đỏ

Những người thường xuyên thức đêm chơi điện thoại mà không ngủ sẽ có đôi mắt đỏ ngầu khi thức dậy vào ngày hôm sau. Nhưng vì hiện tượng này sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi nên hầu hết mọi người đều không coi trọng nó.

Trên thực tế, đỏ mắt do thức khuya đã là dấu hiệu của tình trạng khó chịu ở mắt. Nếu không thay đổi lịch làm việc và nghỉ ngơi kịp thời, nguy cơ vỡ mạch máu ở mắt có thể xảy ra.

Người thường xuyên thức khuya có dấu hiệu này thì cần ngừng lại ngay kẻo đột tử - 2

Các bệnh nguy hiểm có thể gặp phải khi thức khuya

Các bệnh về tim

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim 39% so với những người ngủ đủ giấc.

Mệt mỏi, đau đầu, không tập trung

Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn thông tin mỗi ngày. Vì vậy sau một ngày dài học tập, làm việc, giấc ngủ sẽ giúp não nghỉ ngơi và sắp xếp lại tất cả thông tin. Nhưng nếu thức khuya, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và dẫn đến não bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi.

Bên cạnh đó nếu thức khuya thường xuyên, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

Suy giảm trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động diễn ra trong ngày. Nếu ngủ muộn thường xuyên hoặc thức khuya, đến tận sáng trong thời gian dài, não sẽ không được nghỉ ngơi và gây suy giảm trí nhớ.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Thời gian ngủ là lúc cơ thể sản xuất ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy nếu ngủ muộn hoặc thức đến tận sáng, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh ra các hóc-môn trên làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Bên cạnh đó việc thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và với hệ miễn dịch suy giảm như vậy sẽ dễ làm bạn mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Rối loạn nội tiết tố

Khi chúng ta đi ngủ, cơ thể có cơ chế tự động sản sinh ra các hoocmon cần thiết. Thói quen thường xuyên thức khuya, giờ ngủ lộn xộn sẽ làm thiếu hụt hay mất cân bằng hàm lượng các hoocmon này, gây ra trạng thái rối loạn nội tiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt ở phụ nữ, rối loạn nội tiết thường làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, tăng tỷ lệ mắc u xơ tử cung,...

Dễ bị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cho thấy những cú đêm, người có xu hướng ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do việc thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý u sầu, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thói quen thức khuya thường xuyên dẫn đến căng thẳng đầu óc do thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bên cạnh đó thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục. Vì vậy nếu thức khuya các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn và dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu bạn đã mắc các bệnh về dạ dày trước đó, việc thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Ảnh hưởng đến mắt

Thói quen thức khuya để học tập, làm việc hay giải trí không chỉ khiến mắt mệt mỏi, không được nghỉ ngơi sau một ngày dài mà còn làm mắt quá tải, dẫn đến ảnh hưởng thị lực, mắt mờ và có thể bị mắc tật khúc xạ như cận thị. Bên cạnh đó, việc thức khuya dẫn đến thiếu ngủ còn làm mắt không được tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt, co giật và tầm nhìn không tập trung. Ngoài ra trong điều kiện thiếu sáng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như màn hình điện thoại, máy tính có thể làm hại đến tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc, khiến mắt yếu và mờ đi.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, từ đó gây mất cân bằng glucose.

Gan bị suy kiệt

Theo đồng hồ sinh học, lúc chúng ta ngủ, từ khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau là lúc gan thực hiện nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa ra ngoài cơ thể và sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào trong ngày để giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Nhiệm vụ này chỉ phát huy hiệu quả khi cơ thể trong tình trạng ngủ say. Vì vậy nếu thức khuya thường xuyên, gan không thể thải các chất độc và chúng vẫn lưu lại trong máu, lâu ngày sẽ khiến gan tổn thương và dễ mắc các bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan…

Nguồn: [Link nguồn]

Dậy sớm kiểu này còn hại hơn cả thức khuya

Nhiều người đều biết chân lý "ngủ sớm, thức dậy sớm" tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc dậy sớm sẽ rất tốt nếu bạn ngủ đủ giấc. Ngược lại, lợi bất cập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN