Rùng mình với clip hướng dẫn ăn thằn lằn để chữa hen trên TikTok

Sự kiện: Sống khỏe

Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ chiên thằn lằn để ăn khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. Ngay sau khi đăng tải một thời gian ngắn, clip này đã có hơn 5 triệu lượt xem, hơn 100.000 lượt thích và hơn 18.000 lượt bình luận.

Theo đó, đoạn clip dài khoảng 1 phút với cảnh tượng, những con thằn lằn con đã được sơ chế đựng trong một chiếc bát tô. Một người phụ nữ dùng đũa gắp từng con thả vào chảo dầu đặt trên bếp. Ở phần bình luận phía dưới, người này liên tục nhắc đến chuyện ăn thằn lằn để chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Món thằn lằn chiên khiến nhiều người kinh hãi. Ảnh chụp màn hình

Món thằn lằn chiên khiến nhiều người kinh hãi. Ảnh chụp màn hình

Kênh Tiktok của người này cũng đăng tải nhiều video về việc chế biến thằn lằn, thậm chí quay cảnh cho con ăn thằn lằn để chữa bệnh hen suyễn, với dòng trạng thái: "Cho bé ăn trị bệnh hen suyễn nha mọi người".

Sau khi xem clip, nhiều người tỏ ra kinh hãi trước việc chủ tài khoản tuyên truyền cách chữa hen suyễn cho trẻ bằng món thằn lằn chiên và cho rằng đây chỉ là trò câu view. Cũng không ít người đã tin và có ý định chữa bệnh cho trẻ theo cách này. Có nhiều tài khoản nước ngoài cũng tham gia bình luận về clip này.

Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chưa có sách vở hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn thằn lằn có thể chữa được bệnh hen suyễn.

"Cho đến nay đông y chính thống cũng chưa dùng thằn lằn làm thuốc. Có thể vì nó giống con tắc kè - loại đã có trong dược điển, có tác dụng điều trị hen suyễn thật ngoài tác dụng bổ thận dương, nên có thể có người tự "sáng chế" ra cách không có cơ sở khoa học này.

Chủ tài khoản cho con ăn thằn lằn để trị hen suyễn. Ảnh chụp màn hình

Chủ tài khoản cho con ăn thằn lằn để trị hen suyễn. Ảnh chụp màn hình

Nhìn từ góc độ tây y, tôi khẳng định việc dùng thằn lằn để chữa bệnh hen suyễn là không khoa học và không có tính thuyết phục. Ngay cả khi nó là 1 bài thuốc thì cũng cần được thăm khám và kê đơn bởi bác sĩ y học cổ truyền", bác sĩ Lê Văn Thiệu nói.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu cũng cho biết, bệnh hen suyễn do đường thở bị viêm mạn tính, càng nhạy cảm khi có tác nhân kích thích, gây ra những cơn co thắt gọi là cơn hen suyễn, biểu hiện bằng ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại. Như vậy, thuốc chữa bệnh hen suyễn chính gồm có thuốc giúp giảm nền viêm mạn tính và thuốc giãn phế quản khi có cơn co thắt.

"Quan điểm của tôi là người dân không nên tự ý "thử thuốc", tác dụng hay không tác dụng cũng cũng không nên lấy thân mình hay tính mạng người thân ra để thử. Việc dùng thuốc cần có đơn của bác sĩ cũng như phác đồ, liều lượng, cách dùng, dùng ít thì không có tác dụng, dùng nhiều thì có thể gây ngộ độc…", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.

Nguồn: [Link nguồn]

Rùng mình, giun chui từ dưới da bệnh nhân ra ngoài

Sau khi bệnh nhân ngứa gãi nốt sẩn u cục thì thấy xuất hiện một đầu giun màu trắng, sau đó bệnh nhân tự rút ra được đoạn giun khoảng 07 cm và bị đứt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Mai ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN