Người đàn ông đột ngột qua đời do chủ quan với căn bệnh phổ biến này suốt 5 năm

Trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông Đặng được phát hiện chỉ số huyết áp cao, bị mỡ máu mức độ nhẹ... nhưng ông đã chủ quan không dùng thuốc.

Sự ra đi đột ngột của ông Đặng (50 tuổi, ở Hồ Nam, Trung Quốc) khiến nhiều người bàng hoàng bởi bề ngoài ông là người đàn ông khỏe mạnh, trẻ hơn nhiều so với tuổi. 

Theo lời kể của người thân, buổi sáng hôm đó ông dậy sớm như thường lệ. Tuy nhiên, ông có nói với vợ về cảm giác hơi chóng mặt, buồn nôn nên ra vườn hút một điếu thuốc. 

Khi hút xong, ông bắt đầu bị nôn mửa, đi lại khó khăn do chân phải và tay phải trở nên rất yếu. Gia đình vội đưa ông đến bệnh viện. Nhưng khi tới nơi thì nửa người bên phải của ông đã hoàn toàn không thể cử động.

Ông Đặng bị huyết áp cao nhưng chủ quan không dùng thuốc trong suốt 5 năm. Ảnh minh họa

Ông Đặng bị huyết áp cao nhưng chủ quan không dùng thuốc trong suốt 5 năm. Ảnh minh họa

Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết ông Đặng có dấu hiệu bị nhồi máu não cấp tính nên đã chuyển đến phòng cấp cứu. Đáng tiếc là sau rất nhiều nỗ lực, đội ngũ y bác sĩ vẫn không thể cứu được ông Đặng. Ông qua đời vì nhồi máu não khi chưa qua tuổi 50, sự ra đi của ông quá trẻ so với tuổi này.

Điều tra bệnh sử, gia đình cho biết 5 năm trước ông Đặng có đi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện chỉ số huyết áp cao, bị mỡ máu mức độ nhẹ. Thời điểm trước khi tử vong, bác sĩ phòng cấp cứu đo được huyết áp của ông cao tới 190/110mmHg.

Mặc dù phát hiện huyết áp cao nhưng suốt 5 năm, ông chưa từng dùng thuốc. Ông cũng có nhiều thói quen sinh hoạt xấu như thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc, ăn uống theo sở thích mà không quan tâm tới cân nặng và hậu quả sau này.

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Dùng thuốc là một trong những biện pháp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bị tăng huyết áp cũng cần phải uống thuốc. 

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của cao huyết áp và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cho bệnh sử dụng thuốc.

Các biến chứng có thể gặp khi huyết áp tăng cao. Ảnh minh họa

Các biến chứng có thể gặp khi huyết áp tăng cao. Ảnh minh họa

Giai đoạn tiền tăng huyết áp

Huyết áp tâm thu ở mức từ 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg. Đây là giai đoạn tiền cao huyết áp, người bệnh chủ yếu quan tâm đến sức khỏe, thay đổi chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể, theo dõi huyết áp hàng ngày và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Những trường hợp này rất ít khi bác sĩ cho chỉ định dùng thuốc. Thuốc được cân nhắc chỉ định khi có nguy cơ biến chứng xảy ra.

Giai đoạn sử dụng thuốc kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt

Huyết áp tâm thu ở mức >140 mmHg, huyết áp tâm trương >90 mmHg. Đối với trường hợp này, bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc huyết áp nếu có bệnh lý nền.

Những bệnh nhân không có bệnh lý nền hoặc ít có nguy cơ biến chứng thì việc sử dụng thuốc sẽ hạn chế hơn. Tuy nhiên vẫn phải có sự theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời xử lý khi cần thiết.

Giai đoạn bắt buộc phải dùng thuốc

Đối với trường hợp huyết áp tâm thu ở mức từ ≥160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥100 mmHg thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải có sự theo dõi huyết áp thường xuyên kể cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường.

Trên đây là lời giải đáp cho nghi vấn huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc. Tuy nhiên, khi có biểu hiện cao huyết áp, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác tình trạng, khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nguồn: [Link nguồn]

Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Người bệnh tăng huyết áp nên ưu tiên những thực phẩm này để kiểm soát mức huyết áp tối ưu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Trị gan máu nhiễm mỡ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN