Ngực phụ nữ nhạy cảm khi mang thai?

Sự kiện: Mang thai

Bộ ngực trở nên nhạy cảm, có cảm giác đau là triệu chứng thường gặp khi người phụ nữ mang thai hoặc bị hội chứng tiền kinh nguyệt (triệu chứng thường gặp trước thời điểm hành kinh).

Theo các chuyên gia, hiện tượng nhạy cảm của bộ ngực thường liên quan đến biểu hiện đau, căng cứng ở ngực, mà hầu hết chị em đều có thể cảm nhận được trong suốt thời gian thai nghén.

Nguyên nhân thông thường nhất gây nên hiện tượng ngực nhạy cảm là do sự thay đổi mô liên kết ở vú (fibrocystic breast). Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gây ra bởi nhiều yếu tố khác. Đôi khi sự mất cân bằng mức hormone estrogen trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng ngực nhạy cảm ở chị em sau khi thụ thai và trong suốt thời gian mang thai.

Ngực phụ nữ nhạy cảm khi mang thai? - 1

Hiện tượng nhạy cảm của bộ ngực thường liên quan đến biểu hiện đau, căng cứng ở ngực. Ảnh minh hoa: Internet

Đặc biêt, vào khoảng thời gian từ tuần 12-14 của thai kỳ, thai phụ có thể thấy ngực tiết ra một loại dịch lỏng. Các mô vú sẽ bắt đầu thay đổi. Các tuyến sữa và các tế bào sản xuất sữa bắt đầu được hình thành, kết quả là bộ ngực của thai phụ sẽ thay đổi về hình dáng. Những lớp mỡ bên dưới vú cũng sẽ bắt đầu phình nở ra. Đây là nguyên nhân không mong đợi và thời điểm này, bộ ngực của thai phụ thường sẽ gia tăng tối đa về kích cỡ, nên thường căng cứng và rất nhạy cảm.

Hầu hết mọi thai phụ có thể nhận thấy tình trạng nhạy cảm của bộ ngực sẽ biến mất vào quý thứ hai và thứ ba của thai kỳ trở đi, tuy nhiên một vài chị em vẫn có cảm giác ngực bị đau trong suốt thời gian thai nghén. Trong vài trường hợp, các loại thuốc phòng tránh thai có thể được các bác sĩ chỉ định sử dụng nhằm giúp các thai phụ giảm bớt tình trạng nhạy cảm này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Niệm (Phụ Nữ Online)
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN