Ngoài vai trò là “bộ lọc” máu, thận còn có 4 chức năng chính mà người bệnh tiểu đường nên quan tâm

Bệnh tiểu đường hiện nay rất phổ biến, nếu mắc bệnh bạn cần phải chú trọng hơn đến sức khỏe của thận.

Khi bị tiểu đường, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm nước tiểu, qua đó sẽ đánh giá chung chức năng của thận. Một khi thận bị tổn thương, sức khỏe tổng quát của cơ thể sẽ giảm sút nhanh chóng. Thận tương đương với “bộ lọc” máu của cơ thể người, là nơi các chất thải chuyển hóa như axit uric được đào thải, nhiều loại thuốc cũng được chuyển hóa qua thận.

Nếu thận không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ tích tụ lại nhiều độc tố, lâu dần sẽ sinh bệnh, nguy hiểm tới tính mạng. Hơn nữa, thận không chỉ đơn thuần là lọc chất thải, giải độc mà còn có 4 chức năng khác quan trọng không kém, đáng để chúng ta quan tâm.

Nếu thận không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ tích tụ lại nhiều độc tố.

Nếu thận không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ tích tụ lại nhiều độc tố.

1. Điều hòa nội tiết

Thận còn tiết ra một số hormone có tác dụng điều hòa nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chức năng tạo máu của tủy xương, ổn định huyết áp, thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu.

2. Điều chỉnh cân bằng axit-bazơ

Độ pH của chất lỏng trong cơ thể luôn cần được giữ ổn định để đảm bảo các chức năng sinh lý diễn ra bình thường. Thận đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cân bằng axit-bazơ, nó sẽ điều hòa sự cân bằng bằng cách loại bỏ các ion axit ra khỏi cơ thể, hấp thụ và lọc HCO3.

3. Điều chỉnh cân bằng chuyển hóa nước và chất lỏng

Thận điều chỉnh quá trình sản xuất và cô đặc nước tiểu bằng cách điều chỉnh nước và áp suất thẩm thấu. Đồng thời, thận còn kiểm soát lượng chất lỏng qua đường tiểu tiện, điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể để tránh hiện tượng phù nề.

4. Điều chỉnh cân bằng các ion điện giải

Các ion điện giải như ion canxi, ion natri, ion photpho, ion kali,… đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng sinh lý của cơ thể người, bất cứ rối loạn nào cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Có một số lượng lớn các ion điện giải trong cầu thận, thận sẽ quyết định sự hấp thụ các ion điện giải tùy theo sự điều tiết nội tiết và điều chỉnh cân bằng điện giải.

Làm thế nào để những người bị bệnh tiểu đường bảo vệ thận?

Thận rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với người bị bệnh tiểu đường đang sử dụng thuốc lâu dài. Một khi chức năng của thận không được đảm bảo, nó sẽ không hoạt động trơn tru và hoạt động kém đi, gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc. Vậy nên, đối với người bị tiểu đường, họ cần phải chú ý những điều sau:

Thận rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với người bị bệnh tiểu đường.

Thận rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với người bị bệnh tiểu đường.

- Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu các yếu tố gây viêm.

- Ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm virus.

- Điều chỉnh huyết áp và nhiễm virus.

- Uống nhiều nước và đảm bảo lượng nước mỗi ngày khoảng 2 lít.

- Đừng nhịn tiểu.

- Không lạm dụng các loại thuốc bổ thận.

- Không ăn quá mặn, nên ăn nhiều rau giàu chất chống oxy hóa.

- Không tiêu thụ nhiều protein.

- Xét nghiệm thường xuyên 6 hoặc 9 tháng một lần.

Nguồn: [Link nguồn]

Nam giới phát hiện dấu hiệu “2 đen 2 mùi”, chứng tỏ thận đang có vấn đề

Đối với nam giới, chức năng của thận quyết định đến nhiều yếu tố sinh lý lẫn sức khỏe. Vì thế, nếu nhận thấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN