Nam thanh niên chết vì sán xơ mít, loại sán này nguy hiểm tới mức nào?

Sự kiện: Sán lợn

Sau 2 tuần điều trị, bác sĩ vẫn không thể cứu được nam thanh niên do sán xơ mít đã xâm chiếm toàn bộ não. Thực chất, loại sán này nguy hiểm tới mức nào?

Động kinh, tử vong vì sán xơ mít

Một trường hợp đáng ngại vừa được đăng trên Tạp chí y học New England, đó là việc một thiếu niên thiệt mạng do quá nhiều trứng sán xơ mít trong não. Trước đó, nam thanh niên 18 tuổi ở Ấn Độ được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh sau cơn động kinh. Các bác sỹ phát hiện trong não của thiếu niên có quá nhiều trứng sán làm tổ trong vỏ não. Đây là nguyên nhân, gây ra tình trạng co giật. Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống viêm và thuốc chống động kinh. Tuy nhiên sau hai tuần điều trị, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Nam thanh niên chết vì sán xơ mít, loại sán này nguy hiểm tới mức nào? - 1

XQ bệnh nhân cho thấy nhiều sán ký sinh ở trong não. Ảnh Internet

Bệnh viện Xiangya thuộc trường Đại học Trung Nam tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trước đó đã tiếp nhận chàng trai 19 tuổi bị nhiễm ấu trùng sán dây trong não suốt 2 năm trời mà không hay biết. Chỉ đến khi bị mất trí nhớ và khả năng nói, chàng trai mới biết đến sự tồn tại của con sán dây trong não mình.

Thói quen ăn uống mất vệ sinh luôn là nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh tiềm ẩn. Vào viện bác sỹ cho biết, anh bị nhiễm sán dây. Lúc này, sán đã làm tổ ổn định trong não. Các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ để gắp sán ra, nó đã dài tới 10cm.

Ở nước ta, các bệnh viện Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ, BV nhiệt đớt TP HCM… cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc sán xơ mít. Có những trường hợp xổ ra sán dài hàng chục mét. Những ca nhiễm sán xơ mít gần đây chủ yếu là sán dải heo và sán dải bò.

Mắc bệnh do đâu?

Theo các chuyên gia tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ, sán xơ mít là tên gọi khác của sán dây, bao gồm 2 loại là sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh sán dây có thể ký sinh ở người dưới hình thức ấu trùng và sán trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu do ăn thịt nhiễm sán chưa được nấu chín. Ấu trùng cũng có thể xâm nhập qua trứng sán có trong phân của người mắc bệnh nếu không rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với thức ăn.

Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau như có các nốt ở dưới da bằng hạt gạo, hạt đỗ không gây ngứa, không đau. Với người mắc sán dây trưởng thành, triệu chứng thường gặp là đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Còn người nhiễm bệnh nặng, có thể thấy những đốt sán rụng ra theo phân hoặc “tự bò” ra ngoài hậu môn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong khi ngủ.

Khi sán xơ mít ký sinh vào người, mỗi loại lớn nhỏ khác nhau nhưng sống trong ruột người, chúng thường dài đến vài mét, thậm chí hàng chục mét. Tác hại có thể thấy rõ là cơ thể sẽ bị những con sán này sẽ ăn hết chất dinh dưỡng khiến người bệnh thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị động kinh, liệt, mất trí nhớ, tăng áp lực nội sọ, não úng thuỷ, giảm thị lực, mù mắt, bệnh tim..

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới TƯ), bên cạnh sán dây lợn, sán dây ký sinh trong cơ thể trâu, bò (sán dây bò) cũng là tác nhân gây bệnh quan trọng. Nếu chúng ký sinh tại não người có thể gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh như mất trí nhớ, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn có thể liệt tứ chi, viêm màng não mãn tính. Nếu ký sinh ở mắt có thể gây mù mắt.

Ở nước ta, theo nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán dây đường ruột chiếm 0,5 - 12%, trong đó sán dây bò chiếm 70 - 80%, sán dây lợn chiếm 10 - 20%, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lợn 5 - 7%. Nguy hiểm là bệnh diễn biến kéo dài, nhiều biến chứng nguy hiểm do khó phát hiện. Hơn nữa, việc điều trị tẩy sán cũng khó vì đầu sán bám chắc, sống dai.

Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người có thể ngăn chặn bệnh này đơn giản bằng việc rửa tay đúng cách và thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh. Thói quen ăn các món ăn tái, sống như gỏi cá, nem chua, nem chạo, rau sống,... rất có nguy cơ mắc các bệnh giun sán, trong đó có sán xơ mít vì thường chúng không được nấu chín hoàn toàn, ấu trùng sán vẫn còn.

Khi cơ thể thấy có những biểu hiện như mệt mỏi thường xuyên, gầy gò, xanh xao hay xuất hiện các cơn đau bụng nhẹ. Đặc biệt khi đi ngoài thấy xuất hiện các đốt sán kèm theo phân hoặc rụng ra ngoài trong quá trình tắm, khi ngủ cần nhanh chóng tới cơ sở y tế.

Các bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm để xác định chính xác. Xét nghiệm phân và soi tươi dưới kính hiển vi tìm trứng sán. Chụp CT scanner não, chụp MRI khi có chỉ định can thiệp kỹ thuật vì cần độ chính xác cao, soi đáy mắt tìm hình ảnh và vị trí nang sán…

Sán xơ mít hơn 10 mét làm ổ trong người nam bệnh nhân

Một con sán xơ mít dài hơn 10 mét trong người nam bệnh nhân đã được bác sĩ bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam) lấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.Thuận ([Tên nguồn])
Sán lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN