Nam giới bị nghẹt bao quy đầu: Không chủ quan để tránh bị hoại tử!

Sự kiện: Sống khỏe

Nghẹt bao quy đầu là tình trạng vòng bao quy đầu thắt nghẹt lại khi lộn ra mà không lộn trở lại được. Tình trạng này gây cản trở chủ yếu dòng máu về tuần hoàn dẫn tới quy đầu và phần ngoài vòng thắt của bao quy đầu sưng nề hoại tử.

1. Nghẹt bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ quy đầu của dương vật, có tác dụng che chắn cho quy đầu khỏi những tác động từ bên ngoài có thể gây tổn thương như bụi bẩn, vi khuẩn có hại và những kích thích do cọ xát do quần áo nên.

Ở các bé trai từ khi mới sinh ra cho đến trước tuổi trưởng thành bao quy đầu luôn ôm chặt lấy dương vật bảo vệ quy đầu. Khi đến tuổi dậy thì bao quy đầu bình thường ở nam giới sẽ tự tuột xuống để lộ hoàn toàn hay một phần quy đầu dương vật kể cả lúc bình thường lẫn khi cương cứng.

Bình thường bao quy đầu tự lộn ra khi qua tuổi dậy thì mà không có bất cứ cản trở gì. Một số trường hợp bao quy đầu không tự lộn được là điều bất thường, có thể có hai tình huống sau:

- Hẹp bao quy đầu thực sự: bao quy đầu sẽ không lộn được ra cho dù là có cố lộn đến đâu đi nữa.

- Bán hẹp bao quy đầu: Bao quy đầu có thể lộn ra được nhưng rất khó hoặc không thể lộn trở lại được vị trí ban đầu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt bao quy đầu.

Nghẹt bao quy đầu làm giảm hoặc cản trở lưu thông máu.

Nghẹt bao quy đầu làm giảm hoặc cản trở lưu thông máu.

2. Hậu quả của nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu dẫn tới tình trạng giảm hoặc không còn lưu thông máu. Máu từ quy đầu và phần ngoài vòng thắt không thể về được tuần hoàn dẫn đến phù nề tiến triển. Do cấu trúc mô bao quy đầu rất lỏng lẻo nên quá trình sưng phù nề tiến triển rất nhanh, làm cho tình trạng thắt nghẹt càng trầm trọng. Tình trạng này càng kéo dài một vài ngày sẽ dẫn tới hoại tử vòng thắt và quy đầu.

Triệu chứng

Cơ năng: Đau và khó chịu tăng dần, đau ban đầu thường xuất phát từ vị trí thắt. Về sau này đau do phù nề chèn ép, muộn hơn nữa là do quá trình viêm hoại tử tổ chức.

Cảm giác khó chịu (thôn thốn) xuất hiện khi quy đầu mới được lộn ra tiếp xúc, cọ sát với bề mặt da lông, quần áo tạo nên cảm giác đau rất khó tả. Sự pha trộn hai cảm giác làm cho tình trạng đau càng trầm trọng lên.

Đau làm bệnh nhân không dám đi lại, khi đi lại phải dùng một tay giữ "cậu nhỏ", đi phải khum người với những bước đi dệnh dạng.

Thực thể: Quy đầu và phần ngoài vòng thắt của bao quy đầu phù nề, tấy đỏ căng phồng to lên, căng mọng nước làm cho cấu trúc này trông giống như quả cà chua.

Sau một vài ngày khối này chuyển từ màu hồng đỏ sang tím rồi thâm đen và dần xuất hiện các mảng bong da hoại tử. Quan sát vòng thắt bị nghẹt ở cổ (rãnh quy đầu) ban đầu nhìn rõ, sau do phù nề khó quan sát.

Nam giới không nên e ngại mà cần đi khám sớm nếu có biểu hiện nghẹt bao quy đầu. Ảnh MH

Nam giới không nên e ngại mà cần đi khám sớm nếu có biểu hiện nghẹt bao quy đầu. Ảnh MH

3. Nghẹt bao quy đầu cần phải can thiệp sớm

Thắt nghẹt bao quy đầu là một tình trạng mà người bệnh cần phải được điều trị sớm. Do đó, khi thấy bản thân hoặc người thân của mình có triệu chứng nghẹt bao quy đầu nói trên, cần phải gặp các bác sĩ Nam khoa càng sớm càng tốt vì tình trạng nghẹt này nếu được xử lý sớm thì rất đơn giản, chỉ cần một thao tác tháo nghẹt là có thể giải quyết ngay tình trạng phù nề. Nhưng nếu để đến giai đoạn hoại tử rồi thì rất phức tạp cho công tác can thiệp sau này.

Vì vậy, khi có biểu hiện nghẹt bao quy đầu, nam giới không nên e ngại mà cần đi khám chuyên khoa ngay vì việc phát hiện và can thiệp sớm rất quan trọng.

Đối với các trường hợp nghẹt bao quy đầu được can thiệp sớm không khó, bác sĩ chỉ cần thực hiện thủ thuật đơn giản tháo chỗ chít hẹp cho bao quy đầu trở lại bình thường. Sau khi trở lại bình thường sẽ tiến hành cắt bao quy đầu để tránh nghẹt trở lại.

Để dự phòng ảnh hưởng của nghẹt bao quy đầu đến sức khỏe sinh sản và tình dục, bác sĩ khuyến cáo nam giới nên đi khám và điều trị khi thấy bao quy đầu có các dấu hiệu bất thường như: bao quy đầu bị chít hẹp, viêm nhiễm quy đầu và bao quy đầu; dương vật cương đau khi quan hệ, rối loạn cương, khó xuất tinh…

Nguồn: [Link nguồn]

Nam sinh 19 tuổi bị chảy mủ “vùng kín” vì mắc bệnh lậu, không nhớ đã có bao nhiêu bạn tình

Trước khi đến viện gần một tuần, nam sinh thấy vùng kín khó chịu, tiểu buốt và ra mủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Nguyễn Bá Hưng - Chuyên khoa Nam học ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN