Mẹo tránh mất nước, sốc nhiệt khi uống rượu bia ngày Tết

Để phòng tránh các triệu chứng mất nước, sốc nhiệt do rượu bia cần làm theo những cách sau.

Nhiều người mất nước, sốc nhiệt do rượu bia.

Nhiều người mất nước, sốc nhiệt do rượu bia.

Trung tâm Chống độc Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, điều trị có nguyên nhân liên quan đến rượu bia, nhiều trường hợp tử vong, suy gan, suy đa tạng, để lại nhiều di chứng vô cùng nặng nề.

BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai khuyến cáo, để phòng tránh các triệu chứng mất nước, sốc nhiệt do rượu bia cần làm theo những cách sau:

 - Sau khi uống một ly bia hay ngụm rượu thì nên uống thêm vài ly nước lọc hoặc nước hoa quả rồi hãy tiếp tục uống tiếp.

- Tránh không nên ăn đồ ăn có nhiều muối khi uống bia, vì nó sẽ làm bạn khát hơn và uống nhiều hơn.

- Tuyệt đối không nên uống bia khi bụng đói vì chất cồn trong bia sẽ phá hủy dạ dày của bạn.

- Không nên uống bia khi cổ họng bạn có vấn đề, vì các chất trong bia sẽ khiến bạn khô họng, đau cổ họng.

- Không nên uống nhiều bia hoặc uống đến khi say. Với người bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai) và không nên uống quá 2 lít.

- Nếu phải uống rượu, bia thì uống đúng lúc: Uống sau giờ làm việc, khi nghỉ ngơi.

- Uống ít: Ở người Việt Nam, để phù hợp với kích cỡ cơ thể và dễ ước tính, với nam giới không nên quá 20 gam/ngày, với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày, tương đương với: Nữ: 250ml loại bia 5%, 30ml loại rượu 39.9%; Nam: 500ml loại bia 5%, 60ml loại rượu 39.9%; Có nhiều loại cốc, chén với kích cỡ rất khác nhau.

BS Nguyên đặc biệt lưu ý mọi người rằng: Một khi đã uống rượu, bia, bạn sẽ rất dễ dàng nhanh chóng mất khả năng kiểm soát và chuyển từ “uống ít” sang “uống nhiều”. Bạn cũng có thể kết hợp căn cứ vào các biểu hiện bên ngoài: vẫn tỉnh táo, phán xét đúng, nói rõ nét và đi lại vững vàng.

Nên ăn gì trước khi uống rượu bia?

Bánh mì chứa một lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu.

Cơm, ngũ cốc nguyên hạt cũng đều chứa carbon, có khả năng hấp thụ cồn trong rượu. Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều vitamin B1 - giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.

Bún, mỳ, phở

Ăn đầy đủ trước, trong và ngay sau uống, đặc biệt các thức ăn từ tinh bột (cơm, bún, mỳ,…), hoặc thức ăn có nhiều đường,…giúp hạn chế tác hại của rượu bia bởi không ăn thì rượu gây hạ đường trong máu, dễ dẫn tới tử vong hoặc di chứng trên não.

Pho mai

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai, giống một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn nạp vào cơ thể.

Ngoài ra mọi người lưu ý, sau khi uống rượu bia cần giữ ấm, tránh lạnh nếu trời lạnh (rượu gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt).

Không lái xe, vận hành máy móc, lao động đặc biệt có nguy cơ với sức khỏe (ngã, tai nạn,…)

Nguồn: [Link nguồn]

Tâm sự của bác sĩ ngày ngày vật lộn, cứu chữa bệnh nhân ngộ độc rượu

Hàng ngày chứng kiến cảnh bệnh nhân ngộ độc rượu vật lộn với cái chết, bác sĩ Xuân dần khiếp sợ rượu. Mặc dù...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sức khỏe ngày Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN