Loại rau có vị đắng, mọc hoang nhưng là dược liệu quý chữa nhiều bệnh

Dù ăn sống hay chế biến theo cách nào đi chăng nữa, rau má vẫn có tác dụng rất tốt đối với cơ thể.

Rau má có tên khoa học là Centella Asiatica, xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Á khác. Loại rau này thường được tiêu thụ dưới dạng trà, nước trái cây hoặc như một thành phần trong món salad và sinh tố.

Rau má là một loại cây leo mọc thành thảm dày bên cạnh ao, đầm lầy và các vùng đất ngập nước hoặc khô cạn. Nó có sức sống rất cao nên có thể dễ dàng tìm mua quanh năm. Rễ, lá và thân của nó đều có thể ăn được. Nó có mùi hơi hăng, vị đắng nhẹ, ăn sống hay nấu chín đều được.

Loại rau có vị đắng, mọc hoang nhưng là dược liệu quý chữa nhiều bệnh - 1

Từ lâu, rau má được sử dụng như một dược liệu chữa bệnh tại Trung Quốc và Ấn Độ. Điển hình nhất là ông Li Ching-Yun (256 tuổi) – người được công nhận là sống thọ nhất thế giới. Ông là một bậc thầy Thái Cực Quyền, chế độ ăn của ông sử dụng nhiều thảo dược, trong đó có rau má. Vì có tác dụng trong việc kéo dài tuổi thọ nên rau má được mệnh danh là “nguồn sống” trong y học Trung Quốc.

Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng Vua Aruna, một huyền thoại ở Sri Lanka, đã sử dụng rau má vào thế kỷ thứ 10. Ông nghĩ loại thảo dược này đã mang lại cho mình sức mạnh. 

Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh khả năng kéo dài tuổi thọ của con người, nhưng rau má vẫn được coi là loại cây hiệu quả nhất trong việc tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa bệnh tật.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của rau má:

- Chữa trị loét dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu

Rau má thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng dạ dày và đường tiết niệu do đặc tính kháng khuẩn của nó. Để thoát khỏi chứng loét dạ dày và các vấn đề về tiết niệu, hãy đun sôi rau má tươi, lọc bã và uống vào mỗi buổi sáng.

Loại rau có vị đắng, mọc hoang nhưng là dược liệu quý chữa nhiều bệnh - 2

- Hỗ trợ điều trị đường tiêu hóa

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hãy luộc rau má tươi với một chút muối và lấy nước uống hằng ngày. Bạn cũng có thể xay rau má tươi với nước lọc, lọc bỏ bã rồi uống.

- Bảo vệ gan và dạ dày

Một số người cho rằng, ăn rau má với chuối mỗi sáng sẽ hỗ trợ gan và dạ dày khỏe mạnh.

 - Chữa lành vết thương

Rau má được cho là có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành vết thương do đặc tính kháng khuẩn của nó. Thoa hỗn hợp làm từ bột rau má khô để tăng cường sức khỏe làn da và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Loại rau có vị đắng, mọc hoang nhưng là dược liệu quý chữa nhiều bệnh - 3

- Chữa viêm khớp

Rau má được cho là có đặc tính chống viêm nên hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả. Các chuyên gia khuyên nên tiêu thụ 2 lá rau má tươi mỗi ngày.

- Điều trị ho

Mật ong kết hợp với nước ép lá rau má có thể hỗ trợ trị ho và các tình trạng hô hấp khác. 

Cảm lạnh và sốt có thể được điều trị bằng thuốc sắc rau má, húng quế và hạt tiêu đen. Lá rau má giã nát, lọc lấy nước và kết hợp với đường phèn để trị viêm họng, ho. Ăn trong 1 tuần hoặc cho đến khi hết ho hoặc đau họng.

Nguồn: [Link nguồn]

Trứng đà điểu không được bày bán phổ biến nhưng có nhiều sự thật thú vị liên quan tới loại trứng này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Hằng (Theo Potsandpans) ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN