Không cần đến bác sĩ, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh qua cách "xì hơi"

Sự kiện: Sống khỏe

“Xì hơi” (trung tiện) là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của cơ thể mà có thể nhiều người không để ý đến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật bạn nhất định không được bỏ qua.

1. Xì hơi nhiều

Không cần đến bác sĩ, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh qua cách "xì hơi" - 1

Người bình thường mỗi ngày xì hơi khoảng 5-10 lần. Nếu số lần nhiều hơn nhiều so với bình thường, có thể bạn bị mắc các bệnh vùng dạ dày như tiêu hóa kém, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và các bệnh gan, thận, tuyến tụy…

Đối với trường hợp viêm ruột già, ngoài xì hơi nhiều, chúng ta còn có thể mắc phải các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, tiêu chảy, nóng sốt, đại tiện ra máu…

2. Không xì hơi

Không cần đến bác sĩ, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh qua cách "xì hơi" - 2

Xì hơi nhiều là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe nhưng cả ngày không xì hơi cũng là vấn đề đáng lo ngại, thường có một số triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, táo bón, bụng sôi ùng ục, còn có khả năng bị tắc ruột.

Ngoài ra, người bị phẫu thuật vùng bụng, nhu động ruột sẽ bị ức chế phản xạ, hơi và dịch trong lòng ống tiêu hóa bị tích trữ khó tiêu, cũng sẽ xuất hiện tình trạng không xì hơi.

3. Nặng mùi

Không cần đến bác sĩ, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh qua cách "xì hơi" - 3

Nếu trung tiện nặng mùi, có thể đường tiêu hóa không tốt, hoặc hấp thụ quá nhiều thịt và thực phẩm có tính axit, thậm chí xuất huyết tiêu hóa, dẫn đến tình trạng máu ứ đọng trong ruột. Các chứng viêm nhiễm như nhiễm khuẩn lỵ đường ruột, lỵ amoebic, viêm loét đại tràng, xuất huyết ruột cũng gây nên hiện tượng này.

Ngoài ra, xì hơi quá nặng mùi khi ăn các bữa ăn quá chất chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do khi ăn các thức ăn nhiều dinh dưỡng vượt quá khả năng hấp thu của đường ruột, khi tới đại tràng sẽ bị lên men, làm tăng thêm các amin có hại gây mùi.

4. Đi kèm với tiêu chảy hay ợ nóng

Không cần đến bác sĩ, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh qua cách "xì hơi" - 4

Nếu bạn rơi vào trường hợp xì hơi đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy hay ợ nóng, rất có thể bạn đã bị trào ngược dịch vị hoặc không dung nạp lactose và gluten. Bên cạnh các dấu hiệu trên, nó còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau quặn ở bụng hay thực quản, nôn mửa, đi tiêu ra máu…

5. Kèm ngứa ngáy hoặc đau nhẹ

Không cần đến bác sĩ, bạn vẫn có thể tự bắt bệnh qua cách "xì hơi" - 5

Rò hậu môn, còn gọi là mạch lươn, là một căn bệnh ở vùng hậu môn trực tràng. Một trong những triệu chứng của bệnh này là có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhẹ khi bị “xì hơi” qua lỗ rò ở hậu môn. Ngoài ra, đau khi “xì hơi” còn là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ. Cách tốt nhất cho chúng ta là tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

4 cách đơn giản thổi bay hơi thở “rau mùi“ mỗi sáng ngủ dậy

Vào thời điểm vừa mới thức dậy sáng sớm, miệng của bạn sẽ dễ bị hôi miệng và dẫn tới hơi thở có mùi hôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Theo Rebel Circus) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN