Khi bị chó, mèo cắn cần làm ngay điều này nếu không muốn phát bệnh dại

Sự kiện: Bệnh dại

Khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không.

Ở Việt Nam, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95- 97%), sau đó là mèo.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại. Từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dại trung bình 3-6 tháng, có ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc cá biệt có những ca sau vài năm mới phát bệnh.

Khi bị chó, mèo cắn cần làm ngay điều này nếu không muốn phát bệnh dại - 1

Người bị chó dại cắn, nếu không tiêm phòng có thể bị phát bệnh dại.

Theo BS Cấp, khi phát bệnh dại có 2 thể bệnh chính.

Thể viêm não

Người bệnh khởi đầu có cảm giác dị cảm nơi cắn, mất ngủ, bồn chồn. Sau đó xuất hiện kích thích, sợ nước, sợ gió.

Bệnh tiến triển tăng dần đến mức không thể uống nước, có những cơn co thắt hầu họng khi uống nước, thấy gió hoặc thậm chí chỉ nghe thấy tiếng nước chảy, gió thổi. Bệnh nhân có tăng tiết nước bọt và không nuốt được nên thường xuyên khạc nhổ. Đồng tử giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc, sau đó xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên, cương dương, xuất tinh tự nhiên và thường tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Thể liệt

Người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện liệt, lan lên liệt tay đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong. Lưu ý là các bệnh nhân dại sẽ tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết chứ không bị điên dại. Và không có trường hợp bị phát bệnh dại nào sủa như chó cả.

Cũng theo BS Cấp, trên thực tế có một số người bị chó cắn, lo sợ quá ám ảnh nghĩ mình bị dại và ám ảnh rằng bị dại thì sẽ sủa như chó nên họ sẽ sủa gâu gâu. Những trường hợp đó được gọi là biểu hiện giả dại chứ thực tế bệnh nhân không bị dại.

Khi bị chó, mèo cắn cần làm ngay điều này nếu không muốn phát bệnh dại - 2

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương

Một số bệnh lý không phải dại khác như bệnh nhân viêm thanh quản cũng có thể ho, nói ông ổng giống tiếng chó sủa.

Ngoài chó, các động vật như mèo, dơi (dơi quỷ hút máu), chồn, cáo... cũng có thể truyền bệnh dại.

“Khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không. Nguy cơ bệnh nhiễm bệnh dại tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da. Tuy nhiên, không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, và khi đã phát bệnh dại nhìn chung sẽ tử vong”, BS Cấp nói.

BS Cấp cảnh báo, các biện pháp chữa dại bằng mẹo, điều trị bằng thuốc nam đến nay chưa có biện pháp nào khẳng định được hiệu quả trong phòng, chữa bệnh dại.

Trái lại, hằng năm ở nước ta vẫn có hàng chục bệnh nhân chết oan vì tin lời thầy lang thử bảo không phải dại, hoặc cho thuốc chữa và bỏ không đi tiêm vắc-xin.

Khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi dại, cần:

- Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người và lây lan dịch

- Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó.

- Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột...

- Tiêm vắc-xin ngay khi bị chó, mèo cắn.

Hai trẻ quằn quại, đau đớn…tử vong do chó dại cắn chỉ trong một tuần

Hai trẻ nhập viện trong trạng thái kích thích tinh thần, sợ gió, sợ nước và tiến triển bệnh ngày càng nặng, sau đó, nhanh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh dại Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN