Ghét tiếng nhai của người khác, nhiều khả năng bạn là một thiên tài

Sự kiện: Sống khỏe

Những âm thanh nhóp nhép phát ra khi ai đó đang nhai thức ăn có làm bạn nổi cáu, bực bội? Nếu câu trả lời là có, rất có thể bạn đang sở hữu một bộ não thông minh với khả năng sáng tạo hơn người.

Ghét tiếng nhai của người khác, nhiều khả năng bạn là một thiên tài - 1

Trên thực tế, chỉ 20% dân số có phản ứng như vậy và họ đều mắc phải một hội chứng tên là Misophonia.

Misophonia hay còn gọi là chứng “ghét âm thanh”, là tình trạng mà một người có thể nổi điên bởi những âm thanh nhỏ nhặt như tiếng nhai thức ăn, nhai kẹo cao su, nhai bỏng ngô…

Một nhóm các nhà nghiên cứu Đại học Newcastle (Anh) đã chụp MRI não bộ những người mắc hay không mắc chứng bệnh misophonia trong khi nghe 1 âm thanh. Kết quả cho thấy, họ đã ghi nhận những thay đổi đáng kể ở hoạt động của não bộ những người bị misophonia khi họ nghe những âm thanh, tiếng động phát ra khi ăn.

Theo đó, những người bị misophonia đã có sự phát triển khác biệt ở phần thùy não trước, làm cho bộ não của họ phản ứng tiêu cực với những kích động âm thanh này. Nó cũng làm họ toát mồ hôi và tăng nhịp tim.

Người mắc misophonia sẽ cảm thấy không thể chịu đựng nổi trước các âm thanh như vậy và họ sẽ phản ứng lại. Lúc này, người khác đơn giản chỉ cho là họ đang nhạy cảm quá, thậm chí là "quá khó tính để chơi cùng". Và hệ quả là những mối quan hệ của họ dần tan vỡ.

Không chỉ vậy, chứng Misophonia còn khiến công việc của bạn gặp rắc rối. Bạn dễ bị căng thẳng và thậm chí cảm thấy như tra tấn khi ngồi trong phòng làm việc có người phát ra thứ âm thanh này. Nó khiến bạn mất tập trung và ảnh hưởng tới năng suất làm việc.

Tuy là hội chứng chưa rõ nguyên nhân và chưa có thuốc chữa nhưng theo một nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) với hơn 100 đối tượng thì những người mắc phải Misophonia chính là dấu hiệu của một bộ não thông minh hơn người. Họ có sức sáng tạo cao hơn hẳn những người khác. Hơn nữa, độ sáng tạo còn tăng lên theo thời gian phải lắng nghe những âm thanh như thế.

Lịch sử đã cho thấy rất nhiều thiên tài cũng mắc phải chứng bệnh này. Ví dụ như Charles Darwin, Anton Chkhov, hay Marcel Proust. Họ đều là những vĩ nhân trong lĩnh vực nghiên cứu của mình và tất cả đều phải bịp tai khi làm việc vì không chịu nổi những âm thanh nhỏ nhặt.

Bí ẩn đáng sợ về những chứng bệnh tâm thần kỳ quái nhất của loài người

Lịch sử ghi nhận không ít loại rối loạn tâm thần kỳ quái khiến người bệnh hành xử một cách lạ lùng và cho đến nay,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Theo Providr) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN