Gây tê tủy sống khi sinh mổ nguy hiểm thế nào với mẹ và trẻ nhỏ?

Sự kiện: Sống khỏe

Phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh.

Chia sẻ với phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, việc thay thế phương pháp gây tê tủy sống bằng phương pháp gây mê nội khí quản khi mổ đẻ nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với các sản phụ trong quá trình đẻ mổ.

Phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai cũng kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ gồm nguy cơ không đạt được phong bế đau đầy đủ, nhức đầu, liệt thần kinh sọ, đau lưng, sốt, tổn thương thần kinh gây yếu, mất cảm giác hoặc liệt, xuất huyết, tụt huyết áp,…

Đặc biệt, trẻ sơ sinh có mẹ đẻ mổ thường bị xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị bằng thuốc kháng sinh, ngay cả khi những em bé này không tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.

Gây tê tủy sống khi sinh mổ nguy hiểm thế nào với mẹ và trẻ nhỏ? - 1

Một ca mổ đẻ tại Bệnh viện. (Ảnh: Việt Linh)

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, qua giám sát và thẩm định những trường hợp sản phụ tử vong tại các địa phương cũng như tiếp thu ý kiến phản ánh của một số đơn vị, nhận thấy, sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm,… có nguy cơ tai biến cao (suy đa tạng, rối loạn đông máu, ngừng tim, tắc mạch ối) nếu áp dụng gây tê tủy sống khi mổ lấy thai.

“Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị y tế trên toàn quốc (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập) áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ có các triệu chứng sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo….”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Đối với các sản phụ có sức khỏe bình thường vẫn có thể thực hiện biện pháp gây tê tủy sống.

Theo bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, gây tê tủy sống còn gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện, là một phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện, thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh gây nên mất cảm giác, liệt vận động.

Do đó, biện pháp này chỉ được áp dụng với những sản phụ có sức khỏe ổn định. Đối với sản phụ có bệnh lý đặc biệt, các bác sĩ sẽ không sử dụng biện pháp này. Đây là điều đã được thực hiện từ lâu nhằm đảm bảo sức khỏe cho các sản phụ.

Theo các chuyên gia, gây mê nội khí quản là kĩ thuật gây mê toàn thân được thực hiện bằng cách đặt một ống thông làm bằng cao su hay chất dẻo đi từ miệng hoặc mũi vào trong khí quản của bệnh nhân với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.

Trong quá trình gây mê nội khí quản, bệnh nhân không cảm nhận được cảm giác đau và mất các phản xạ thần kinh nhưng vẫn có thể tự thở hoặc thở máy qua nội khí quản.

Sau phẫu thuật, ống nội khí quản sẽ được rút ra khi người bệnh tỉnh táo (sản phụ có thể mở mắt, há miệng và tự nâng đầu theo yêu cầu của bác sĩ…)

Bộ Y tế có cấm gây tê tủy sống khi mổ đẻ không?

Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký cuối tháng 6 vừa qua về việc áp dụng phương pháp vô cảm (trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN