Gần 3.000 ca COVID-19 mỗi ngày, biến thể phụ nào đang chiếm ưu thế?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Trong nước đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc.

Theo WHO, số liệu báo cáo từ các nước châu Âu, Nam Phi khi biến thể phụ BA.5 xuất hiện thì mức độ lây lan nhanh với tốc độ tăng số mắc hàng ngày của biến thể phụ BA.5 khoảng 12-13% so với biến thể BA.2 và sẽ từng bước thay thế biến thể phụ BA.2.

Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 11,4 triệu ca mắc Covid-19, có 10,3 triệu người khỏi bệnh (chiếm 90%) và trên 43 nghìn ca tử vong (chiếm 0,38%). So với tháng 7, trong tháng 8 cả nước có hơn 72.000 ca mắc (tăng 2,4 lần), 24 ca tử vong (tăng 18 ca).

Trong nước đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Xu hướng tăng ca mắc bắt đầu hiện rõ từ tháng 7. Trong khi các tháng trước đó trung bình mỗi ngày nước ta chỉ ghi nhận 500-700 ca, thì đến tháng 7 con số này tăng lên 1.000 và đến nay là khoảng 2.900 ca. Đáng chú ý, ngày 7/9 cả nước ghi nhận gần 3.900 ca, cao nhất trong gần 4 tháng qua.

Đặc biệt, số ca nặng, tử vong cũng có xu hướng gia tăng. Từ đầu tháng 9 đến nay, chỉ có 2 ngày nước ta không có ca tử vong do Covid-19, còn lại mỗi ngày 1-2 ca, cá biệt có ngày có đến 3 ca tử vong.

Theo báo cáo ngày 13/9, cả nước có 190 bệnh nhân nặng, hiện phải thở oxy (thở oxy qua mặt nạ: 159 ca, thở oxy dòng cao HFNC: 9 ca, thở máy không xâm lấn: 3 ca và 19 ca phải thở máy xâm lấn). Ngày 12/9 nước ta cũng có 2 ca tử vong tại Cao Bằng (1), Hà Nội (1).

Trên thế giới, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác. Trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76. Các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, dịch bệnh dự báo còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; vắc-xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19.

TS Shane Fairlie, Chuyên gia WHO tại Việt Nam nhận định dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường.

Do đó, Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, tiêm bao phủ vắc-xin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân vẫn là những giải pháp quan trọng và cần thiết.

Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 không bằng Delta song chúng lại có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng mắc Omicron và những biến chủng trước đó.

Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác và các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt.

Khi bị nhiễm biến thể này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường thấy ở các biến chủng của Omicron đó là:

Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn.

Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi.

Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế lý giải thông điệp mới về phòng chống COVID-19

Bộ Y tế vừa lý giải vì sao lại thay đổi thông điệp phòng chống dịch COVID-19 từ 5K xuống 2K.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN