Gần 1 triệu trẻ em Việt Nam đang đói vi chất

Theo công bố của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ước tính Việt Nam hiện có khoảng gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A), dẫn đến thấp còi.

1 triệu trẻ em Việt Nam thiếu vi chất dinh dưỡng

Bà Lê Bạch Mai, Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, ăn nhiều thịt có thể gây nhiều bệnh

Bà Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), cho biết như vậy tại buổi gặp mặt báo chí ngày 26/5.

Lãnh đạo Viện Dinh dưỡng ví thiếu vi chất dinh dưỡng được xem là “bệnh dịch âm thầm” bởi cơ thể không cảm nhận được sự thiếu hụt này. Triệu chứng thiếu máu, khô mắt dễ phát hiện nhưng thể chất và trí tuệ sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian dài, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Theo bà Lâm, thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như bệnh khô mắt, mù lòa do thiếu vitamin A, bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh bướu cổ và đần độn do thiếu iốt.

1 trieu tre em thieu vi chat dinh duong

Người trưởng thành không nên ăn quá 100 g thịt/ngày.

Thống kê của Viện Dinh Dưỡng cũng cho thấy, ở Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là 25,9%. Như vậy, cứ 4 bé thì có hơn 1 bé (25,9%) bị suy dinh dưỡng thấp còi. Ngoài ra, chế độ ăn điển hình của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng và vi chất cho trẻ.

Ngoài ra, người mẹ thấp bé, nhẹ cân do thiếu vi chất dinh dưỡng dễ đẻ ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ thấp còi phát triển khó đuổi kịp các bạn bình thường cùng tuổi. Nếu 3 tuổi trẻ phát triển tốt, đạt 94,5 cm thì chiều cao khi 18 tuổi là 170 cm, bị suy dinh dưỡng thì con số này chỉ là 158 cm.

Trẻ em bị thấp còi khi trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp và những người bị suy dinh dưỡng thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh, lao động kém hơn so với người bình thường.

Do đó, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một “cuộc chiến bền bỉ, nâng cao năng lực lao động, trí tuệ và cuộc sống khỏe mạnh của người dân Việt Nam.

Ăn nhiều thịt có thể mắc bệnh ung thư

Bên lề buổi gặp mặt báo chí ngày 26/5, bà Lê Bạch Mai- Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thông tin, người dân vùng đồng bằng sông Hồng tiêu thụ thịt nhiều nhất cả nước (61.6g/ngày/người). Trong khi đó, người dân khu vực miền Trung tiêu thụ thịt ít nhất (38,6g/ngày/người). Khu vực Đông Nam Bộ tiêu thụ 58,3g/ngày/người…

Lãnh đạo Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhận định, mức tiêu thụ thịt của đồng bằng sông Hồng tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe.

“Ăn nhiều thịt sẽ có nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol, áp lực lên gan và thận. Đặc biệt, ăn nhiều thịt có thể mắc bệnh ung thư”.

“Đối với người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 100g thịt/ngày”, chuyên gia Viện Dinh dưỡng khuyến cáo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN