Dùng mật gấu: Lợi bất cập hại

Các nhà khoa học vừa đưa ra đề nghị sử dụng những bài thuốc y học cổ truyền từ thực vật để thay thế mật gấu.

Số phận loài gấu

Trước đây, người ta thường vào rừng, các khu bảo tồn để săn bắt gấu, và giết ngay tại chỗ để khai thác mật. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, hình thức nuôi giấu để khai thác mật gấu đầu ra đời. Mặc dù chuyển từ khai thác tự nhiên sang nuôi nhốt, song số lượng gấu hoang dã vẫn sụt giảm mạnh, nguyên nhân vì toàn bộ gấu nuôi nhốt đều phải khai thác từ tự nhiên.

Và mặc dù được chăm sóc, chủ động cung cấp nguồn thức ăn trong điều kiện nuôi nhốt song số phận của hàng ngàn con gấu nuôi cũng không khá hươn những con gấu hoang dã bị bắn chết, khi chúng được các chủ trại chích hút mật theo kiểu “vắt kiệt”, lặ đi lặp lại nhiều lần. Rất nhiều cá thể gấu nuôi lấy mật đã bị nhiễm trùng túi mật, mắc bệnh hoặc chết. Gần đây, khi lượng gấu nuôi tăng lên hàng ngàn, mật khai thác vô tội vạ thfi giá mật bán ra thị trường cũng “rớt” thảm hại, dẫn tới nhiều chủ trại bán thanh lý gấu hoặc giết thịt để giảm chi phí nuôi. Trong điều kiện nuôi nhốt, giam cầm tách biệt cũng ngăn cản nhu cầu sinh sản của gấu.

Theo các tổ chức về động vật hoang dã, ở Việt Nam, số lượng gấu nuôi đã tăng lên nhanh chóng từ năm 1999 đến nay. Tại thời điểm đó, cả nước mới thống kê được khoảng 400 cá thể gấu bị nuôi nhốt nhưng đến nay, đã có khoảng 3.567 cá thể gấu đang bị “giam cầm” tại các trang trại ở khắp vùng miền của nước ta. Mặc dù đã được coi là bất hợp pháp từ năm 1992 nhưng sau hơn 20 năm, việc thi hành luật và ngăn chặn vẫn khó khăn.

Có hai loại là gấu ngựa (có dải lông trăng khuyết ở trước ngực, còn gọi dấu mặt trăng – moon bear) và gấu chó. Trong đó, gấu ngựa là loại đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam vì có hàm lượng kháng viêm ursodeoxycholic axit (gọi tắt là UDCA) cao. Gần đây, người ta cũng còn nuôi cả gấu chó. Theo pháp luật Việt Nam, cả hai loài gấu kể trên đều được xếp vào nhón 1B (nhóm động vật bị đe dọa nghiêm trọng) và được pháp luật bảo vệ trước các hành vi săn bắn, bẫy bắt, giam cầm… Đồng thời cũng được bảo vệ bởi Công ước Cities về cấm buôn bán các loại động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện tại, cách nuôi chủ yếu vẫn là nhốt gấu trong những lồng, cũi sắt. Mỗi lần hút mật phải “bắn” thuốc mê bằng phương pháp gây mê trái phép (thường là dùng chất Ketamine), sau khi trói chặt gấu thì dùng kim tiên dài hơn 10cm chọc đi chọc lại nhiều lần vào ổ bụng gấu để dò tìm túi mật. Các bác sỹ thú y cho rằng, cách hút mật như vậy thường dẫn đến sự rò rỉ của mật vào cơ thể cùng bệnh viêm màng bụng của gấu.
Tại Hà Nội, nhiều cơ sở nuôi nhốt vẫn công khai lấy mật gấu.

Dùng mật gấu: Lợi bất cập hại - 1

Người tiêu dùng nên sử dụng thảo dược thay thế cho mật gấu

Tại Hạ Long (Quảng Ninh), mật gấu nuôi nhốt còn được bán cho du khách nước ngoài. Ở khu vực nội thành Hà Nội, nhiều nơi vẫn còn treo biển “bán mật gấu” hoặc “mật gấu chất lượng ao”. Cùng với mật, trong các nhà hàng và hộ gia đình còn có cả bàn tay, bàn chân gấu đem ngâm rượu trong các bình lớn sau khi đã xẻ thịt. Gần đây, người ta còn phát hiện có cả mật gấu trong các sản phẩm như dầu gội đầu, nước soda, kem đánh răng và rượu…

Cẩn trọng với mật gấu

Nếu cứ đà nuôi nhốt và khai thác mật như hiện nay, chẳng bao lâu loài gấu sẽ chạm đến vực tuyệt chủng. Bởi vậy, cả các chuyên gia về bảo tồn đọng vật và bác sỹ y học cổ truyền đều thống nhất rằng, cần phải có giải pháp để bảo tồn loài gấu. Ngày nay, nhiều bác sỹ đông y đã tán đồng rằng, mật gấu có thể được thay thế dễ dàng bởi thảo mộc. Trên thực tế có tới 54 loại thảo dược thay thế được xác định. Thành phần UDCA có thể được tổng hợp dễ dàng trong phòng thí nghiệm.

BS. Đặng Văn Dương – Trưởng Khoa Bệnh học tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng thảo dược thay thế cho mật gấu sau khi đã thực hiện các xét nghiệm y khoa trên túi mật bị hư hại lấy từ ba cá thể gấu được cứu hộ về Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Theo đó, BS Dương phát hiện thành túi mật bị dày lên đáng kể, hậu quả của quá trình hút mật. Ông đã kinh trước tình trạng cả lũ gấu và khản thiết khuyên người sử dụng thuốc đông y nên suy nghĩ về tác hại có thể xảy ra khi sử dụng mật lấy từ những cá thể gấu mắc bệnh như vậy.

Theo TS Tuấn Bendixsen – Giám đốc Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam – để có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng sử dụng mật gấu làm thuốc đong y tại Việt Nam hiện nay, trung tâm của ông đã phối hợp với Hội Y học cổ truyền Việt Nam tổ chức một cuộc khảo sát, kéo dài ba năm (2010 - 2012) về việc sử dụng mật gấu trong y học cổ truyền ở Việt Nam. Mới đây, vào cuối tháng 4-2013, cuộc khảo sát đã công bố kết quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phúc Hà (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN