Đừng coi nhẹ stress, nó có thể mở cửa đón ung thư vào người

Stress cực kỳ nguy hiểm, nó có thể giết chết bất cứ ai. Thậm chí, có nhiều người cứ chìm trong stress mà quên đi rằng ta đang tự đào hố chôn mình, đồng thời rước bệnh ung thư vào người.

Vượt qua bệnh tật, loại bỏ stress

PGS Đỗ Quốc Hùng - Nguyên trưởng khoa C7, Bệnh viện Bạch Mai cho biết về những ngày tháng ông chiến đâu với căn bệnh ung thư phổi đã di căn lên não. Lúc này, ông mới thấy giá trị của tinh thần quan trọng như thế nào. Stress thực sự là nỗi ám ảnh với bất cứ ai, có thể dìm bạn chết nhanh hơn.

PGS Hùng cho biết ông học cách loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống của mình, bình tâm. Nếu một người suốt ngày đau đáu, cân đo đong đếm, đố kỹ với người khác, oán trách, rơi vào trạng thái stress thì chẳng khác nào họ tự đào hố chôn mình, nhất là khi họ còn là bệnh nhân.

Để đánh bay những stress trong cuộc sống, PGS Hùng tìm đến tụng kinh. Ông tin tưởng vào Phật giáo và tạo cho mình một niềm tin để có thể đứng vững trước sóng gió bệnh tật. Ông cố gắng giữ cho tâm bình thản nhất nên gần 5 năm ông vẫn khỏe mạnh sau điều trị ung thư phổi di căn não.

Không may mắn như PGS Đỗ Quốc Hùng, anh Nguyễn Văn Đường trú tại Thường Tín, Hà Nội, 37 tuổi, không may mắc ung thư vòm họng. Khi phát hiện bệnh, anh Đường rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng. Mọi người đến thăm anh trốn vào trong nhà không tiếp. Suốt ngày anh chỉ nằm quay vào tường không nói chuyện với ai.

Nhìn dáng vẻ anh co ro trong chiếc chăn mỏng mà chìm đắm trong hoang mang bệnh tật, người thân, bạn bè không biết làm thế nào để giúp anh quên đi nỗi đau đó, trở về thực tại cuộc sống. 

Anh Đường trở nên oán trách số phận và hàng trăm những lời giá như, giá như anh đặt ra. Đến khi vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị, anh vẫn nghĩ rằng bệnh mình sẽ chết và không muốn điều trị, chỉ đòi về nhà để đỡ tốn kém chi phí điều trị. 

Tuy nhiên, khi gặp được bác sĩ, được bác sĩ “tẩy não” về bệnh ung thư, anh Đường mới chấp nhận điều trị và lý trí của anh được bác sĩ dựng lại. Hết sợ về ung thư, anh Đường quay sang thực hiện các biện pháp điều trị tâm lý cộng với các biện pháp xạ trị. Nhờ đó, anh đã may mắn bước qua 29 mũi xạ trị và đang khỏe lên từng ngày.

Đến lúc này, anh Đường mới tin rằng tâm lý tránh oán trách, bình thản đón nhận bệnh tật đã giúp anh vượt qua được những khó khăn mà bệnh ung thư mang đến. Anh Đường đã không còn nghĩ ung thư là chết nữa mà anh bắt đầu hi vọng với cuộc chiến của mình với bệnh tật.

Stress đánh sập bất cứ ai

Đối với bệnh ung thư, bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư xảy đến khi hệ thống miễn dịch quá kém hoặc sự phát triển của các tế bào ngoài tầm kiểm soát. 

Hai loại ung thư ảnh hưởng đến giới trẻ là bướu và bạch cầu. May mắn là hầu hết các trường hợp bị hai loại ung thư trên đều được chữa trị hiệu quả. Các bác sỹ và nhà nghiên cứu đã khám phá ra mối tương quan giữa stress và rối loạn hệ thống miễn dịch. Stress có thể “đánh sập” sức khỏe của ai trong thời gian ngắn nhất, thậm chí chỉ 1 ngày.

Bình thường, mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với hàng chục tác nhân gây bệnh, trong đó có bệnh ung thư, đến từ không khí, nước và thực phẩm. Cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch để nhận ra những bất thường đó và tiêu diệt chúng trước khi chúng có thể sinh ra bệnh. Hệ miễn dịch chính là lá chắn để giúp cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Nhưng khi căng thẳng tâm lý xảy ra, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe ngay lập tức. 

Stress có thể gây ra các bệnh ung thư vú, thể hiện ở nhiều phụ nữ sau khi ly hôn hoặc có người thân mất. Họ bị áp lực nào đó dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn người bình thường.

Stress ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khả năng chiến đấu với bệnh tật của mỗi người, mất đi khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ph.Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN