Dù chỉ là bị chóng mặt nhưng bạn có thể mắc các bệnh nguy hiểm sau

Sự kiện: Sống khỏe

Chứng chóng mặt ai đã từng bị đều đều rùng mình khi nhớ lại vì quá kinh khủng, mọi vật xung quanh như đổ sập kèm theo buồn nôn, đau đầu, ù tai...PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) sẽ chia sẻ cách làm thế nào để xử lý an toàn khi cơn chóng mặt ập đến.

Chóng mặt do nhiều nguyên nhân

Chóng mặt là cảm giác người bệnh không giữ được mối tương quan giữa cơ thể với môi trường xung quanh, cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn, hoặc bản thân xoay tròn. Chóng mặt đột ngột rất phiền toái, gây khó chịu, làm tăng nguy cơ ngã, và đặc biệt nguy hiểm khi bạn tham gia giao thông, hoặc làm việc trên cao.

Chóng mặt đột ngột rất nguy hiểm, nhất là khi tham gia giao thông, hoặc làm việc trên cao. Ảnh minh họa.

Chóng mặt đột ngột rất nguy hiểm, nhất là khi tham gia giao thông, hoặc làm việc trên cao. Ảnh minh họa.

Chóng mặt có thể chia ra 2 nhóm người bệnh:

Nhóm 1: Chỉ bị thoáng qua vài giây rồi mất, nhiều tháng sau mới xuất hiện lại - nhóm này dễ chủ quan, bỏ qua không điều trị.

Nhóm 2: Tần suất cơn chóng mặt xuất hiện thường xuyên, thậm chí nhiều cơn trong một ngày ngoài cơn cấp tính, người bệnh không ngồi dậy được. Bác sĩ thường chỉ tiếp cận được với nhóm bệnh nhân thứ 2.

Có thể hiểu nôm na là con người có thể giữ thăng bằng và định hướng trong không gian, thực hiện những động tác đơn giản như đi, chạy, nhảy… tới phức tạp như các vận động viên thể dục dụng cụ mà không bị ngã… là nhờ cơ quan tiền đình nằm trong tai. Đó là một hệ thống cảm giác cung cấp những thông tin về chuyển động, tư thế của đầu, và định hướng trong không gian cho não bộ. Nó liên quan đến các chức năng vận động, cho phép cơ thể giữ thăng bẳng, ổn định tư thế của đầu và cơ thể khi chuyển động, hay duy trì một tư thế cụ thể nào đó.

Hệ tiền đình có thể phát hiện ra tất cả các cử động của đầu, khi đầu chuyển động, nội dịch cũng chuyển động theo và gây ra các kích thích lên các tế bào lông. Các tế bào này khi được kích thích sẽ tạo ra xung động thần kinh dẫn về não giúp ta cảm nhận được sự thay đổi tư thế của đầu.

Các triệu chứng chóng mặt. Ảnh minh họa.

Các triệu chứng chóng mặt. Ảnh minh họa.

Vài triệu chứng chóng mặt như sau:

Chóng mặt khi đứng dậy: Một số người đang nằm ngồi dậy, hoặc đang ngồi đứng dậy cảm giác mắt tối sầm, loạng choạng tưởng chừng ngã nếu không kịp vịn, cảm giác đó tăng dần.

- 90% là biểu hiện mất cân bằng đó là do các nguyên nhân lành tính (do máu lên não không kịp thời khi thay đổi tư thế, do huyết áp thấp, tụt huyết áp tư thế, xơ, chèn ép, căng các cơ vùng cổ...).

- 10% cần thầy thuốc thăm khám: u não, dác bệnh máu ác tính giai đoạn không bù trừ, một số bệnh lý của u vùng cột sống cổ…

Chóng mặt - một biểu hiện của suy giáp: 67% bệnh nhân suy giáp có biểu hiện chóng mặt, các cơn nhẹ và ngắn, thường kèm buồn nôn, nôn và vã mồ hôi (thường không kèm nghe kém). Sau đó bệnh nhân mệt mỏi cả ngày.

Chóng mặt do nguyên nhân xơ nhĩ: 30% xơ nhĩ có biểu hiện chóng mặt - là loại chóng mặt có nguyên nhân ngoại biên.

Chóng mặt do u dây thần kinh số VIII: Là một khối u lành tính của dây thần kinh số 8 (phụ trách chức năng nghe và thăng bằng cho cơ thể). Khối u này phát triển khá chậm, nhưng khi đạt kích thước nhất định nó có thể chèn ép dẫn đến nghe kém, ù tai, mất thăng bằng, tê bì, đau hoặc yếu liệt mặt/có thể gây chèn ép hành não, ảnh hưởng tới hô hấp, tuần hoàn, hoặc gây tắc dẫn lưu dịch não tủy, chóng mặt... Một khi đã có chóng mặt là bệnh đã nặng.

Chóng mặt liên quan tới chấn thương: Sau một chấn thương vùng đầu mà bạn thấy xuất hiện chóng mặt có thể kèm theo đau đầu, nghe kém, chảy dịch ra ngoài cửa tai... Hãy đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chóng mặt do bệnh lý tai: Là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm đến tính mạng vì viêm tai giữa mạn tính. Nếu có tiền sử chảy mủ tai thối tự nhiên thấy tai đó nghe kém đi đột ngột kèm theo chóng mặt, lập tức phải đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng – vì đó là dấu hiệu cảnh báo,viêm nhiễm từ tai có thể đã làm thủng một trong số những ống bán khuyên.

Chóng mặt ở trẻ em: Rất khó đánh giá vì trẻ không đủ ngôn ngữ để mô tả chi tiết, đánh giá động mắt của trẻ cũng khó khăn cho bác sĩ.

Chóng mặt bị ngã rất nguy hiểm, cần phát hiện cơn sớm để kịp thời xử trí. Ảnh minh họa.

Chóng mặt bị ngã rất nguy hiểm, cần phát hiện cơn sớm để kịp thời xử trí. Ảnh minh họa.

Những lưu ý cần biết để đối phó với chứng chóng mặt

Chóng mặt có thể gây rất nhiều phiền toái trong làm việc, sinh hoạt hàng ngày, làm tăng nguy cơ ngã, và đặc biệt nguy hiểm khi bạn tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao. Để hạn chế tối đa tác hại cũng như nguy hiểm do chóng mặt gây ra, trước hết bạn cần ý thức việc có thể mất thăng bằng, ngã và chấn thương…nếu đột ngột xuất hiện cơn chóng mặt.

Khi có cảm giác bị chóng mặt cần:

- Ngồi xuống ngay.

- Bật sáng đèn (nếu thức dậy giữa đêm để tránh vấp ngã), không dò dẫm trong bóng tối.

- Chống gậy để giữ thăng bằng nếu bạn có nguy cơ ngã.

- Không cố tiếp tục tham gia giao thông, hoặc làm việc trên cao khi cảm thấy chóng mặt. Hãy dừng lại bên lề đường cho qua cơn chóng mặt, hoặc gọi người trợ giúp.

- Không đột ngột thay đổi tư thế, đặc biệt là tư thế của đầu.

- Đến bác sĩ ngay và phối hợp chặt chẽ để bác sĩ xử trí các triệu chứng hiệu quả.

Những người làm việc ở độ cao, với những loại máy móc… khi biết mình có các bệnh lý gây ra các cơn chóng mặt cần từ chối làm các loại công việc này vì rất nguy hiểm cho tính mạng.

Những người hay phải lái xe hay có cơn chóng mặt thì không nên dùng phương tiện giao thông tự lái. Khi có dấu hiệu chóng mặt xuất hiện cần lái xe ngay vào lề đường và ngồi bệt xuống đất (để tránh bị ngã mà nguy hiểm).

Nhiều người mắc chứng chóng mặt vẫn có thể kiểm soát tốt triệu chứng và tiếp tục làm việc. Nhưng khi biết mình hay chóng mặt thì tùy nhu cầu mà có thể cần có người bên cạnh hỗ trợ giúp đỡ lúc cần thiết, hoặc điều chỉnh vị trí làm việc phù hợp. Hạn chế những công việc phải di chuyển đầu, công việc ở độ cao hoặc xung quanh máy móc di chuyển, lái xe hoặc vận hành máy móc di chuyển...

Chóng mặt ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuôc sống, tới sự an toàn của bạn nên với những người thỉnh thoảng mới xuất hiện cơn chóng mặt phải rất cẩn thận khi tham gia giao thông, đi chơi, làm việc ở độ cao… và quan trọng là cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.

Nếu hay bị chóng mặt cần đi khám bác sĩ và chuẩn bị sẵn các câu trả lời:

- Các triệu chứng có trong cơn chóng mặt, thời gian cơn chóng mặt kéo dài bao lâu, và tần suất xảy ra?

- Thông tin cá nhân (gồm những căng thẳng lớn, thay đổi cuộc sống gần đây và lịch sử bệnh của gia đình)

- Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung và liều lượng đã dùng.

- Nên có người đi cùng để giúp bạn nhớ thông tin bạn đã cung cấp.

Nguồn: [Link nguồn]

[Video trực tiếp] Tư vấn trực tuyến ”Chóng mặt – phải làm gì?”

Buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề "Chóng mặt – phải làm gì?” diễn ra vào 09h00 thứ ba ngày 11/06/2019. Chương trình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN