Đột phá phương pháp "chiếu phim" giúp người mù 26 năm sáng mắt

Sự kiện: Sống khỏe

Phương pháp kỳ lạ kết hợp giữa phẫu thuật sọ não và công nghệ cao đã chiếu những đoạn phim trực tiếp vào não bệnh nhân, "dạy" cho vỏ não thị giác biết xử lý hình ảnh một lần nữa.

Ông Benjamin James Spencer (ngụ tại thành phố Pearland, gần Houston, Mỹ) đã quyết định chia sẻ câu chuyện kỳ diệu với báo giới về cách mà ông đã thấy lại ánh sáng sau 26 năm mù lòa nhờ vào một phương pháp chữa bệnh đột phá.

Thiết bị kỳ lạ giúp ông Spencer lần đầu tiên nhìn thấy vợ con mình - ảnh: James Breeden

Thiết bị kỳ lạ giúp ông Spencer lần đầu tiên nhìn thấy vợ con mình - ảnh: James Breeden

Ông Spencer đã tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng do Đại học Y khoa Baylor phối hợp với Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) và trở thành 1 trong 6 bệnh nhân có cơ hội nhìn cuộc đời lần nữa nhờ phương pháp mới.

Các bác sĩ đã tiến hành một cuộc phẫu thuật não và đặt một bảng điện cực ở vùng não phía sau của ông Spencer. Sau đó, họ mất thêm 6 tháng để "lập trình" lại vùng vỏ não chịu trách nhiệm về thị giác của bệnh nhân. Việc làm này nhằm giúp "đồng bộ" não bộ của ông Spencer với một thiết bị vi tính, nơi thế giới thực được ghi lại qua các đoạn video "truyền hình trực tiếp".

Vào tháng 10-2018 vừa qua, lần đầu tiên các nhà khoa học đã bật kết nối không dây giữa điện cực trong não ông Spencer với một cặp kính có sẵn máy quay video nhỏ. Nhờ đó, ông Spencer đã nhìn thấy vợ và 3 đứa con của mình lần đầu tiên.

"Tôi đã không nhìn thấy mặt trời từ khi 9 tuổi. Tôi đã cảm nhận sức nóng của nó, nhưng thấy nó thực sự quả là phi thường. Sau 25 năm rưỡi sống trong bóng tối, thật đầy hứng thú khi được thấy quá nhiều vẻ đẹp"- ông Spencer nói với tờ Daily Mail.

Trước đó, năm lên 9, ông Spencer mắc chứng tăng nhãn áp ở trẻ em và trở nên mù lòa. Với phương pháp mới này, mắt ông thực sự vẫn hỏng, nhưng nhờ các thiết bị, vùng vỏ não phụ trách thị giác đã có thể nhận tín hiệu trực tiếp từ thế giới bên ngoài mà khong cần đến mắt, giúp ông có thể thấy lần nữa.

Bệnh nhân Spencer bên gia đình - ảnh: James Breeden

Bệnh nhân Spencer bên gia đình - ảnh: James Breeden

Từ tháng 1-2019 vừa qua, cuộc thử nghiệm lâm sàng đã tiến đến bước cho phép bệnh nhân đem thiết bị về nhà và dùng nó 3 giờ/ngày, đủ giúp ông Spencer lần đầu tiên được cùng vợ con tham gia trọn vẹn nhiều hoạt động xã hội.

Bác sĩ Daniel Yoshor (Đại học Y khoa Baylor), thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích: "Khi bạn nghĩ về thị giác, bạn nghĩ về đôi mắt, nhưng hầu hết công việc đang được thực hiện trong não. Các xung ánh sáng được chiếu lên võng mạc được chuyển đổi thành tín hiệu thần kinh được truyền dọc theo dây thần kinh thị giác đến các bộ phận của não. Thiết bị này sao chép quy trình đó".

Hiện nhóm nghiên cứu đang dự định mở rộng thử nghiệm lâm sàng bằng cách cấy thêm 30 bộ thiết bị tương tự, thứ được đặt tên là "thiết bị không dây Orion". Các bệnh nhân đang được hướng tới là người mất thị giác do bệnh tật; đối với nhóm mù lòa bẩm sinh, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu thêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN