Đối mặt ung thư - lời khuyên từ bác sĩ

Sự kiện: Ung thư
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bác sĩ Mikkeal A Sekeres, Trưởng Khoa huyết học tại Trung tâm Ung thư Sylvester Comprehensive ở Miami, Mỹ, cảm nhận rõ cú sốc khi mẹ ông, 74 tuổi, phát hiện mắc ung thư phổi.

Ông thừa nhận rằng dù là một chuyên gia về ung thư, tin tức về bệnh tình của mẹ đã làm ông bối rối. Thay vì đứng ở vai trò bác sĩ chuyên điều trị ung thư, giữ bình tĩnh và đưa ra lời khuyên, ông giờ đây là con trai của một bệnh nhân, đang tìm kiếm sự giúp đỡ.

Trong bối cảnh ước tính đến 2 triệu người Mỹ phải đối mặt với căn bệnh này trong năm nay, bác sĩ Sekeres chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong hành trình điều trị ung thư. Ông đưa ra lời khuyên về cách bạn tiếp cận căn bệnh để nhận được sự chăm sóc tốt nhất, đúng lúc nhất, giữa thời điểm khó khăn này.

Tiến sĩ Sekeres. Ảnh: Dailymail

Tiến sĩ Sekeres. Ảnh: Dailymail

Nhận tin ung thư

Nhận chẩn đoán sớm và chính xác là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình đối mặt với ung thư. Bác sĩ Sekeres nhấn mạnh thực tế nhiều người chỉ biết về khả năng mắc bệnh thông qua những người không phải là chuyên gia ung thư.

Các bác sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu đầu tiên như khối u, kết quả xét nghiệm máu không bình thường hoặc một khối u được phát hiện trong phim chụp X-quang. Tuy nhiên, chỉ có sinh thiết mới có thể xác nhận chính xác sự hiện diện của tế bào ung thư. Bác sĩ Sekeres gợi ý mọi người nên giữ bình tĩnh và chờ đợi chẩn đoán chính thức từ các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Một nghiên cứu từ Tạp chí Ung thư Anh chỉ ra rằng chỉ 17% trong số người có hạch lympho (hạch bạch huyết) sưng to được nghi ngờ mắc ung thư thật sự có bệnh. Điều này cho thấy không phải mọi dấu hiệu đều dẫn đến chẩn đoán ung thư.

Bác sĩ Sekeres cũng khuyến cáo đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc xác định giai đoạn của ung thư, qua các xét nghiệm và sinh thiết, sẽ giúp hiểu rõ hơn về mức độ lan rộng của bệnh.

Tìm kiếm thông tin về bệnh

Trong thời đại ngày nay, việc tìm kiếm hiểu biết trực tuyến là điều tự nhiên, nhưng cần phải lựa chọn nguồn thông tin cẩn thận. Nghiên cứu đăng ở Tạp chí Giáo dục Ung thư năm 2018 cho thấy không phải mọi thông tin về ung thư trên mạng xã hội đều chính xác. Thông tin đăng ở các trang web của tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ và học thuật thường đáng tin cậy hơn.

Gặp bác sĩ, chọn phương pháp điều trị

Khi chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ ung thư, bạn cần mang theo danh sách câu hỏi và ghi chú. Bác sĩ Sekeres đề xuất nên có một người bạn hoặc người thân đi cùng để giúp bạn ghi nhớ thông tin và hỗ trợ trong quá trình này. Trong một nghiên cứu, khi người cao tuổi mắc ung thư được yêu cầu nhớ thông tin về điều trị và tác dụng phụ, chỉ có 23% nhớ đúng câu trả lời.

Xin ý kiến thứ hai từ một chuyên gia khác cũng là một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ Sekeres khuyên bạn đến các trung tâm ung thư học thuật lớn, nơi có thể cung cấp nhiều nguồn lực và công nghệ tiên tiến.

Bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá lại kết quả sinh thiết và các xét nghiệm liên quan bởi những bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm.

Trong một nghiên cứu được công bố, ông và nhóm đã phân tích dữ liệu từ hơn 900 bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh ung thư tủy xương. Họ phát hiện có sự không đồng nhất trong chẩn đoán giữa các bác sĩ giải phẫu bệnh có chuyên môn và những người ít có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, với tỷ lệ bất đồng lên đến 20%. Đáng chú ý, 7% trong số bệnh nhân nhận chẩn đoán sai dẫn đến phác đồ điều trị không phù hợp.

Chính vì lý do này, bác sĩ Sekeres khuyến cáo bạn xin ý kiến thứ hai từ một bác sĩ giải phẫu bệnh. Đây là điều quan trọng không kém việc tham khảo ý kiến từ một bác sĩ ung thư, nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị tối ưu.

Nguồn: [Link nguồn]

Qua xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện lượng bạch cầu của bệnh nhân giảm bất thường đến mức nguy hiểm đến tính mạng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy (Theo Dailymail, Washington Post) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN