Dấu hiệu nhận biết căn bệnh khiến gần 5.000 người tử vong mỗi năm

Sự kiện: Ung thư máu

Khác với sốt xuất huyết, các vết bầm của ung thư máu đa hình thái như: Nốt, chấm, mảng và rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân.

Theo Globocan (Tổ chức Ung thư toàn cầu 2020), mỗi năm Việt Nam phát hiện thêm gần 6.300 ca mắc ung thư máu mới, hơn 4.700 ca tử vong vì bệnh này. Đây là một trong 7 bệnh ung thư có số ca mắc mới cao nhất Việt Nam.

Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Chia sẻ bên lề Hội thảo Khoa học Huyết học và truyền máu toàn quốc ngày 24/11, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam cho biết, với bệnh nhân mắc u máu ác tính, ngoài các phương pháp điều trị thông thường, ghép tế bào gốc tạo máu được coi là  phương pháp điều trị tối ưu.

Với những bệnh nhân ung thư máu ác tính, nếu điều trị đơn thuần thì thời gian sống đến 5 năm khoảng 20-30%, nhưng với phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên tới 50-60%.

Đến nay, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã ghép tế bào gốc tạo máu cho gần 600 ca bệnh, trong đó 2/3 là ghép tế bào gốc máu đồng loài (từ anh chị em ruột, cha mẹ, máu dây rốn).

Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ca ghép tế bào gốc đồng loài đầu tiên được thực hiện năm 2008 và ghép cho bệnh nhân suy tuỷ xương được tiến hành từ tháng 10/2010. Đến nay, sau 12 năm, bệnh nhân suy tủy xương đầu tiên được ghép tế bào gốc tại Viện vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

BSCKII. Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW cho biết: “Kết quả ghép tế bào gốc đồng loài máu ngoại vi từ người hiến phù hợp hoàn toàn HLA cho các bệnh nhân suy tuỷ xương tại Viện Huyết học Truyền máu TW cho thấy: Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao: tỷ lệ mọc mảnh ghép ngày thứ 30 sau ghép đạt 100%.

Ước tính tỷ lệ sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không bệnh (DFS) 5 năm sau ghép lần lượt là 84,8% và 91%.

Một trong những biến chứng rất hay gặp là biến chứng nhiễm trùng, đặc biệt là trong giai đoạn điều kiện hoá (điều trị hóa chất liều cao) và mảnh ghép chưa mọc vì bạch cầu trung tính ở bệnh nhân suy tuỷ xương gần như không có.

Khi bạch cầu hạt suy giảm, khả năng phòng vệ của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là miễn dịch không đặc hiệu chống vi khuẩn. Trong những trường hợp này có thể sử dụng kháng sinh và thuốc kích thích tăng trưởng dòng bạch cầu hạt. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chưa kịp phục hồi bạch cầu hạt và bị nhiễm các loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Mọi người có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để nhận biết bệnh ung thư máu đang tấn công:

Khi cảm thấy người bệnh mệt mỏi kéo dài, sốt kéo dài, gầy sút cân nhiều, da xanh tái, xuất huyết bầm tím da và cơ quan khác.

Ngoài ra, người bị ung thư máu còn có dấu hiệu đau bụng, thiếu máu, phát ban, nổi mụn hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu trên cơ thể, đau xương khớp, hay nhiễm trùng, khó thở, đau xương khớp….

Đặc biệt, mọi người cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo trước như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu kinh nguyệt kéo dài.

Khác với sốt xuất huyết, các vết bầm của căn bệnh này đa hình thái như nốt, chấm, mảng và rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân. Các vết xuất huyết ban đầu có màu đỏ, sau đó chuyển sang vàng nhạt và thâm. Cuối cùng để biết chính xác người bệnh có bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay không các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu kịp thời để phát hiện bệnh, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như trên.

Nguồn: [Link nguồn]

Bác sĩ Bệnh viện K “bật mí” 5 cách để phòng ung thư vú

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tự khám vú thường xuyên và khám định kỳ để tầm soát ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Ung thư máu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN