Dấu hiệu gan bị nhiễm độc và cách giải độc hiệu quả không phải ai cũng biết
Ngoài các chỉ số cụ thể về gan nhiễm mỡ, men gan tăng, viêm gan B, C thì các biểu hiện bên ngoài như nổi mề đay, dị ứng, chán ăn, vàng da cũng phản ánh tình trạng gan không khỏe, có nguy cơ nhiễm độc.
Thường xuyên đau ở vùng gan
Nếu thấy đau ở vùng phía trên bên phải bụng là một dấu hiệu cho thấy có thể gan đang gặp vấn đề. Lúc này, gan bị sưng lên khiến vỏ Gibson's Capsule bao quanh gan (nơi chứa đựng nhiều dây thần kinh) bị kéo căng, gây ra những cơn đau. Thông thường, đó là một cơn đau âm ỉ, nhưng cũng có khi đau quặn dữ dội. Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo gan của bạn đang chứa đầy chất độc hại.
Sưng chân và mắt cá chân
Sau khi gửi đi các cơn đau cảnh báo và chờ được “giải cứu”, bản thân lá gan cũng tự chữa trị và hậu quả là hình thành các mô sẹo.
Nếu bạn không kịp nhận ra những cơn đau là “lời kêu cứu” của gan, nó vẫn tiếp tục quá trình tự phục hồi, dẫn đến các mô sẹo càng nhiều, khiến gan khó hoạt động, cuối cùng dẫn tới tăng áp suất mạch môn. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả tiếp theo là khiến dịch, chất lỏng tích tụ ở chân, bắp chân hoặc đùi bị phù nề dù không đau nhức.
Tăng cân
Nếu bạn cảm thấy mình bị tăng cân, nhưng không phải do ăn quá nhiều hoặc sự thay đổi hoocmon, thì có thể vấn đề nằm ở lá gan. Bởi khi gan bị tổn thương, nó không thể “giải quyết” tất cả các chất độc hại được đưa vào cơ thể (rượu, chất làm ngọt nhân tạo, chế độ ăn kiêng giàu chất béo, một số loại thuốc...). Cách duy nhất mà gan có thể làm trong trường hợp này là giữ lại chất độc trong các tế bào mỡ. Chính điều này là nguyên nhân khiến bạn tăng cân.
Màu da bất thường, nổi mụn nhọt
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi gan bạn nhiễm độc là màu da thay đổi bất thường, nổi nhiều mụn nhọt.
Theo các thầy thuốc Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể.
Bởi vậy, khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa… đặc biệt là mụn nhọt.
Ngoài ra, do gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể nên độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, khiến cho da cũng có màu sắc vàng bất thường.
Hơi thở có mùi hôi
Thường xuyên vệ sinh răng miệng nhưng trong hơi thở vẫn có mùi hôi thì rất có thể gan của bạn đang bị nhiễm độc. Theo các chuyên gia, khi gan bị rối loạn chức năng, khả năng giải độc của gan sẽ kém đi, khiến các độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi và gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Chán ăn, mệt mỏi, táo bón
Gan là một bộ phận trong cơ thể, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn của con người.
Bởi vậy, khi bị nhiễm độc, suy giảm chức năng gan, hệ tiêu hóa sẽ bị giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật, gây rối loạn tiêu hóa. Lúc này, cơ thể sẽ gặp các vấn đề như: mệt mỏi, ăn không tiêu, chán ăn, táo bón…
Thường xuyên bị dị ứng
Thường xuyên bị dị ứng có thể là dấu hiệu cho thấy gan đang bị “quá tải” và làm việc kém hiệu quả. Khi gan bị tổn thương, nó sẽ không thể làm sạch các phân tử có hại trong máu và loại bỏ các chất tiềm ẩn gây dị ứng nếu có trong cơ thể, khiến não nhận diện những chất này như những chất gây dị ứng và giải phóng các kháng thể, làm cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
Da vàng, mắt vàng
Bệnh vàng da không phải một loại bệnh lý mà là triệu chứng cho thấy có một sự trục trặc trong hệ thống vận hành của các cơ quan trong cơ thể. Thông thường, bệnh vàng da xuất hiện khi gan bị tổn thương, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều bilirubin - một sắc tố màu vàng được hình thành do sự phân hủy các tế bào hồng cầu chết ở gan. Khi gan không loại bỏ được bilirubin cùng với các tế bào hồng cầu cũ, da sẽ chuyển dần sang màu vàng.
Hay đổ mồ hôi
Khi phải làm việc hết công suất, cộng với việc bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan sẽ bị giảm sút đi trông thấy, gây ra tình trạng nóng gan.
Dấu hiệu để nhận biết trong thường hợp này là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ môi trường mát mẻ, không quá nóng bức.
Phân và nước tiểu có màu “lạ”
Đây là dấu hiệu rất rõ ràng nhất khi gan gặp vấn đề. Những người đang bị suy giảm chức năng gan hoặc gan bị nhiễm độc thường có màu nước tiểu tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện các đốm máu…
Ngoài ra, nếu uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất thường thì rất có thể gan bạn đang gặp vấn đề.
Cách giữ lá gan khỏe mạnh Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam nêu thực trạng, người dân đang hiểu lầm giải độc gan là "rửa" lá gan cho sạch bằng các loại lá cây, thức uống detox hay các bài thuốc, sản phẩm gia truyền chưa được nghiên cứu chứng minh khoa học… mà không biết rằng chúng có thể khiến gan nhiễm độc nặng nề hơn. Giáo sư Trạch nhấn mạnh, giải độc gan là giúp gan tăng khả năng xử lý các độc tố từ bên ngoài vào cơ thể. Song cần hơn nữa là phải chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn không cho tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc tấn công gan. Cả hai việc này phải tiến hành song song để gan khoẻ mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xử lý, chuyển hóa, loại thải chất độc ra khỏi cơ thể. Để bảo vệ gan, việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, thăm khám định kỳ là cần thiết. Nên bổ sung các chất chống ôxy hóa như vitamin B, C, E, các khoáng chất kẽm, selen… nhằm hỗ trợ gan chuyển hóa độc chất tốt hơn. Ngoài ra, theo các chuyên gia, để có một lá gan khỏe mạnh, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích và không ăn nhiều các thức ăn nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, bạn cần tập cho bản thân có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, không thức khuya, không tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại có trong không khí như: khói bụi, sơn, xăng xe hay dung dịch tẩy rửa, thuốc trừ sâu… Nên tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe. |
Nguồn: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/dau-hieu-gan-bi-nhiem-doc-va-cach-giai-doc-hieu-qua-khong-phai...
Những ngày Tết khó có thể tránh khỏi việc chúc nhau vài chén rượu, bia. Tuy nhiên, điều này gây ra tình trạng quá tải cho...