Đại dịch có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, cần làm gì để ngăn chặn?

Sự kiện: Sống khỏe

Các chuyên gia sức khỏe toàn cầu cho biết, dịch bệnh có thể xuất hiện mà không cần cảnh báo trước.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh trong thời gian gần đây, trao đổi với PV tại Đại hội “Một sức khỏe Thế giới” (WOHC) lần thứ 7 diễn ra tại Singapore, Giáo sư Paul Pronyk, trường Đại học Y khoa Duke-NUS, Singapore, chuyên gia sức khỏe toàn cầu khẳng định, dịch bệnh có thể xuất hiện mà không cần cảnh báo trước.

Giáo sư Paul Pronyk, trường Đại học Y khoa Duke-NUS, Singapore, chuyên gia sức khỏe toàn cầu.

Giáo sư Paul Pronyk, trường Đại học Y khoa Duke-NUS, Singapore, chuyên gia sức khỏe toàn cầu.

Ông lấy dẫn chứng, dịch COVID-19 xuất hiện hơn 2 năm vừa qua tuy là bệnh dịch từ động vật nhưng cả thế giới vẫn chưa hành động sớm. Vì vậy, COVID-19 đã trở thành đại dịch và khiến nhiều người tử vong.

“Đại dịch COVID-19 đã dạy cho thế giới và nhân loại rất nhiều điều. Một trong những bài học đó là cách con người phải hợp tác để đánh bại nó. Đến nay, thế giới có thể đối phó với đại dịch bằng cách chế tạo vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, hiện vẫn còn sự bất bình đẳng về tiêm chủng. Có nơi tiêm rất ít do tâm lý người dân còn chủ quan, lơ là.

Nếu chúng ta không giải quyết được những yếu tố này sẽ phải tiếp tục chứng kiến mối đe dọa và đại dịch sức khỏe ngày càng gia tăng và tồi tệ hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên toàn cầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế".

Rút kinh nghiệm từ tình hình đại dịch COVID-19, Giáo sư Paul Pronyk cho rằng, WOHC có vai trò quan trọng trong việc đưa những giải pháp ngăn ngừa, phát hiện và kiểm soát sự xuất hiện của các bệnh lây truyền từ động vật. Từ đó, đưa giải pháp dự trữ vắc-xin phòng COVID-19, Ebola, tả và viêm màng não….

Chuyên gia nhấn mạnh: Đối với các nước châu Á, cần cải thiện kết nối và hợp tác giữa các quốc gia. Đây là chìa khóa để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với các mối đe dọa dịch bệnh trong khu vực. Điều này vô cùng cần thiết để mở rộng quy mô giám sát mầm bệnh, điều hướng đại dịch COVID-19 và các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm khác một cách tự tin hơn.

Các chuyên gia y tế sức khỏe toàn cầu tại Đại hội.

Các chuyên gia y tế sức khỏe toàn cầu tại Đại hội.

Giáo sư May. O.Lwin, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cảnh báo, ngoài COVID-19 còn có cúm AH1N1, sởi, Ebola, bại liệt, HIV, viêm gan B và C, sốt xuất huyết, zika, sốt vàng da, sốt rét, tả, lao, sốt xuất huyết, dịch hạch, viêm màng não và bệnh đậu mùa khỉ là một số bệnh khác liên quan đến động vật.

Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy, có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.

WHO đã cảnh báo tất cả các quốc gia trên thế giới cần lưu ý đến vấn đề này để xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và giải pháp cụ thể, nhằm chủ động khống chế dịch bệnh từ động vật lây nhiễm sang người.

Các bệnh từ những loại động vật đã và đang tồn tại ở khắp mọi nơi, chúng có thể có nguy cơ lây truyền sang người làm cho con người bị nhiễm bệnh. Ngoài trách nhiệm của ngành y tế, các ngành chức năng khác có liên quan cần phối hợp để giải quyết vấn đề này có hiệu quả, nhằm góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Do đó, theo GS. May. O.Lwin, việc chủ động phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm này có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào thái độ quyết liệt và các giải pháp cụ thể của từng quốc gia. Do đó, cần phải có sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe đã được cảnh báo.

Các đại biểu thống nhất việc nâng cao khả năng sẵn sàng và ứng phó với các đe dọa sức khỏe trong tương lai.

Các đại biểu thống nhất việc nâng cao khả năng sẵn sàng và ứng phó với các đe dọa sức khỏe trong tương lai.

Một số giải pháp được các chuyên gia đưa ra để ngăn chặn đại dịch là: Hành động sớm, tất cả cùng chung tay, cần có sự hỗ trợ từ người dân và các nhà khoa học, gắn kết giữa các tổ chức, cộng đồng, giảm nguy cơ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người và đại dịch, kiểm soát và xử lý các loài động vật đặc hữu. Các chuyên gia tin rằng, Quỹ Temasek sẽ tập trung vào việc sẵn sàng chống lại các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng và ứng phó với các đe dọa sức khỏe.

Để ứng phó với dịch bệnh trong tương lai, ông Lim Hock Chuan, Trưởng bộ phận Quỹ Temasek đề xuất: "Châu Á cần khẩn trương xây dựng các khả năng để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ đợt bùng phát nào có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với cuộc sống của người dân. Một trong những bài học quan trọng nhất rút ra từ đại dịch là chúng ta phải hợp tác và chia sẻ kiến thức để giải quyết những thách thức cấp bách nhất về chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi hy vọng mang đến cho các nhà lãnh đạo ngành y tế một cơ hội để tiếp tục tinh thần học hỏi và trao đổi để chuẩn bị cho khu vực nếu xảy ra các đại dịch".

Nguồn: [Link nguồn]

70% bệnh truyền nhiễm mới nổi liên quan đến động vật

“Có tới 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi gần đây liên quan đến động vật”, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU - DIỆU ANH ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN