Đã tìm ra cách "tái lập trình" biến mắt bị mù thành sáng

Sự kiện: Bệnh mắt

Thử nghiệm trên động vật của các nhà khoa học Anh đã hoàn toàn thành công nhờ một thủ thuật "tái lập trình" tế bào thần kinh võng mạc, giúp các con chuột bị mù sáng mắt trở lại.

Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences đã gây nên sự ngạc nhiên khi trình bày cách mà họ làm cho những con chuột thí nghiệm bị mù lòa vĩnh viễn vì chứng cườm nước phục hồi hoàn toàn thị giác.

Đã tìm ra cách "tái lập trình" biến mắt bị mù thành sáng - 1

Các con chuột mù trong thí nghiệm đã hoàn toàn sáng mắt trở lại - ảnh: INDEPENDENT

Cườm nước vốn là một trong những căn bệnh gây mù lòa phổ biến nhất ở con người và hiện nay chưa có cách điều trị nếu như bệnh nhân đã bị mù.

Các biện pháp can thiệp trong giai đoạn sớm chỉ có thể làm chậm tiến trình. Số ca cườm nước phát hiện trễ khá nhiều, gây ra sự mù lòa vĩnh viễn và không ít người mắc khi còn trẻ.

Theo Giáo sư Alan Boyd, Trưởng khoa Dược Phẩm, Đại học Brimingham (Anh), người đứng đầu nghiên cứu, ông và các đồng nghiệp đã thực hiện một "biện pháp chỉnh sửa gen đơn giản".

Bằng công cụ chỉnh sửa gen phổ biến Crispr-Cas9, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một protein quang học tự nhiên trong mắt là melanopsin, không phụ thuộc vào các tế bào hình que và hình nón. Chính các protein này đóng vai trò quan trọng trong việc "tái lập trình", giúp khôi phục thị lực.

Theo giáo sư Alan Boyd, họ cần thêm ít nhất hai đến ba năm nữa để có thể triển khai thí nghiệm lâm sàng ở người. Tuy nhiên, một công ty Mỹ mang tên Spark Therapeutics đã sớm "đặt hàng" ông và các đồng nghiệp để có thể triển khai công nghệ này trong điều trị bệnh mắt trẻ em ở Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Trẻ nhỏ bị quầng thâm ở mắt cảnh báo bệnh gì?

Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị thâm vùng da bên dưới mắt. Đây có thể là biểu hiện của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư (Người Lao Động)
Bệnh mắt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN