Đã có một bé tử vong vì bệnh bạch hầu: Mọi lứa tuổi đều cần lưu ý khi có những dấu hiệu này

Triệu chứng của bệnh bạch hầu là đau họng, đau tăng khi nuốt, thấy họng viêm đỏ, phù nề.

Ngày 21/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông (CDC Đắk Nông) xác nhận, trên địa bàn xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long có 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó có 1 người tử vong.

Ngành y tế tỉnh Đắk Nông đang cách ly 355 người dân để tránh lây lan bệnh tật.

Phun thuốc khử trùng tại trường học.

Phun thuốc khử trùng tại trường học.

PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh bạch hầu rất dễ lây lan và có thể gây tử vong cho người mắc.

Theo ông, nếu vi khuẩn bạch hầu từ tay chân, quần áo hoặc các dụng cụ sinh hoạt mà người khỏe mạnh chạm vào, sau đó đưa tay lên họng cũng sẽ bị lây. Không chỉ có vậy, trong trường hợp điều trị bệnh bạch hầu, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ gây biến chứng ngừng tim. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh bạch hầu nếu chưa có miễn dịch (tiêm vắc-xin).

Ngoài ra, khi phát hiện có triệu chứng mắc bệnh bạch hầu, nhân viên y tế có thể điều trị ngay cho người bệnh bằng cách cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị ban đầu, bởi khi hết hàm lượng kháng sinh, bệnh có thể tái phát. Do đó, để điều trị bệnh bạch hầu, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất.

Ông Phu cũng cho biết, trước đây bệnh bạch hầu khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, từ khi vắc-xin phòng bạch hầu được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Số người mắc và tử vong thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

“Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời”, ông Phu khuyến cáo.

Theo đó, bệnh bạch hầu lây theo đường hô hấp qua các tiếp xúc thông thường, hắt hơi, nói chuyện. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở hầu, họng, thanh quản, mũi.

Triệu chứng của bệnh là đau họng, đau tăng khi nuốt, thấy họng viêm đỏ, phù nề niêm mạc, amidan sưng, trên mặt có giả mạc màu trắng, hoặc màu xám bám chặt trên bề mặt amidan. Biểu hiện bên ngoài là sốt, da xanh, mạch nhanh, trẻ nhỏ bỏ bú, quấy khóc, xét nghiệm lượng bạch cầu ở máu ngoại vi tăng nhẹ. Tai mũi họng có thể chảy dịch trong hoặc máu, mủ, trong lỗ mũi cũng có giả mạc, hạch sưng nhẹ. Bệnh nặng sưng đau hạch cổ và số cao từ 39 - 40 độ C.

Chuyên gia khuyến cáo, người dân đưa trẻ tiêm chủng vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hằng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Trước đó, theo báo cáo nhanh của ngành Y tế tỉnh Đắk Nông, ngày 19/6, em Sùng T. H (9 tuổi) được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông trong tình trạng ho, đau họng, khó thở… Bệnh nhân tiếp tục biến nặng và được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM.

Đến sáng 20/6, bệnh nhân H. tử vong với nguyên nhân được xác định nhiễm bạch hầu ác tính biến chứng tim.

CDC Đắk Nông phối hợp cùng chính quyền địa phương, xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp dương tính do nhiễm vi khuẩn bạch hầu tại xã Quảng Hòa.

Cụ thể, 3 trường hợp hiện có dấu hiệu lâm sàng đang được cách ly, theo dõi tại Trạm y tế xã Quảng Hòa; 4 trường hợp đang tự cách ly, theo dõi tại nhà.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ có những dấu hiệu này

Trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cha mẹ cần chú ý những biểu hiện sau đây của con em mình để hoãn hoặc dừng tiêm,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tiêm chủng mở rộng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN