Đã có gần 9.000 người mắc tay chân miệng, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 3 ca tử vong.

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn về việc tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành.

Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang và Long An.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tay chân miệng giảm 28%, tử vong tăng 2 trường hợp; trong đó, ghi nhận số mắc cao nhất tại miền Nam với 6.204 ca; tiếp đến là miền Bắc có 2.007 ca, miền Trung có 656 ca và Tây Nguyên có 130 ca.

Để hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do bệnh này, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời khi ca bệnh có diễn biến nặng lên. Phát hiện sớm, tổ chức hội chẩn và chuyển tuyển kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường. Đồng thời, tăng cường việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện: Bệnh nhiệt đới trung ương, Nhi trung ương, Đa khoa trung ương Huế, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP.HCM, Bệnh nhiệt đới TP.HCM và các bệnh viện bệnh nhiệt đới các tỉnh rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh tay chân miệng để tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh khác chuyển đến….

3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng

Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ 1 tuổi tử vong vì tay chân miệng: 3 triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Dịch tay chân miệng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN