COVID-19 gây tổn thương phổi nặng hơn hút thuốc lá

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Mới đây, hình ảnh chụp X-quang phổi của những bệnh nhân mắc COVID-19 được đưa ra so sánh với hình chụp X-quang của những người hút thuốc lá và người khỏe mạnh. Hình ảnh cho thấy phim chụp của bệnh nhân COVID-19 bị đục và tổn thương nặng hơn rất nhiều so với những người hút thuốc lá lâu năm.

Brittany Bankhead Kendall - phó giáo sư phẫu thuật tại Đại học Công nghệ Texas, Mỹ - cho rằng, phim chụp X-quang phổi giống như một bộ phim đen trắng: Xương, các cơ quan và cơ xung quanh phổi của những người khỏe mạnh có màu trắng, và những phần còn lại có màu đen. Nhiều chất khác nhau có thể chiếm không gian phổi, bao gồm chất lỏng, cục u, sẹo mô hoặc các vật thể khác, sẽ được thể hiện thành màu trắng trên phim X-quang tùy theo mật độ của chúng. Ung thư phổi, suy tim sung huyết, bệnh viêm phổi thông thường và viêm phổi do vi rút corona đều có thể gây ra hiện tượng này.

COVID-19 gây tổn thương phổi nặng hơn hút thuốc lá - 1

Theo thống kê, sau khi vi rút corona gây tổn thương phổi, khoảng 50% -80% phim chụp X quang phổi của bệnh nhân đều có độ mờ đục cao. Theo các báo cáo lâm sàng hiện có, bệnh nhân COVID-19 thường bị tổn thương phổi 1 thời gian dài sau khi nhiễm vi rút. Một số người đã hồi phục, cảm thấy hài lòng vì bản thân không gặp bất kỳ vấn đề gì, nhưng phim chụp X-quang phổi thì lại phát hiện ra những bất thường do di chứng bệnh để lại.

So sánh hình ảnh chụp X-quang phổi của người hút thuốc và bệnh nhân bị nhiễm COVID-19, người ta thấy rằng, phim X-quang của người hút thuốc có đầy sẹo và vệt trắng ở phổi, trong khi hình của bệnh nhân COVID cũng có hình dạng sẹo tương tự nhưng số lượng nhiều hơn và lan khắp phổi. Vì vậy, tình trạng phổi của bệnh nhân COVID thậm chí tồi tệ hơn ở những bệnh nhân hút thuốc lâu năm.

Kendall không phải là nhà nghiên cứu đầu tiên viết về chủ đề tổn thương phổi lâu dài ở những bệnh nhân nhiễm vi rút corona. Vào tháng 7 năm 2020, một báo cáo khác về 55 bệnh nhân tái khám ở The Lancet chỉ ra rằng hơn 60% người vẫn có các triệu chứng khó hô hấp và ho dai dẳng trong 3 tháng tiếp theo sau khi xuất viện, hơn 70% trong số đó có kết quả chụp CT phổi bất thường, và 25% người suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là khả năng vận chuyển không khí đến các tế bào hồng cầu.

COVID-19 gây tổn thương phổi nặng hơn hút thuốc lá - 2

Vào tháng 9 năm 2020, trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu đăng tin một nghiên cứu trên 82 người sống sót sau COVID-19 cho thấy, vi rút corona có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn, nhưng vẫn có hy vọng chữa khỏi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng viêm phổi và tích tụ chất lỏng do vi rút gây ra có thể được cải thiện đều đặn trong vòng 12 tuần, chứng tỏ phổi có cơ tự khắc phục đối với các vết sẹo bị tổn thương. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện ở phạm vi tương đối nhỏ và độ tuổi trung bình của bệnh nhân là khoảng 50 tuổi. Cần có thêm bằng chứng về kết quả ở những phạm vi lớn hơn, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi.

Nguồn: [Link nguồn]

3 thay đổi trong chiến lược chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

Sáng 5/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế thông báo 3 thay đổi trong chiến lược chống dịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Trang (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN