Cô gái 16 tuổi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, 4 thói quen khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa

Gần đây, thông tin 1 cô gái 16 tuổi (Trung Quốc) bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối khi thường xuyên bị chướng bụng xuất hiện trên các trang mạng xã hội.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là một trong những khối u ác tính phổ biến, nó có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của dạ dày, phổ biến hơn ở hang vị dạ dày.

Các triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng như khó chịu vùng thượng vị, đau âm ỉ, ợ hơi, chán ăn,… Một số triệu chứng giống với triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc viêm dạ dày mãn tính. Bên cạnh đó, đau và sụt cân là những biểu hiện lâm sàng phổ biến của ung thư dạ dày giai đoạn cuối; bệnh nhân giai đoạn cuối có thể xuất hiện các triệu chứng suy mòn như sụt cân không rõ nguyên do, thiếu máu và sốt nhẹ.

Theo khảo sát, độ tuổi khởi phát ung thư dạ dày chủ yếu tập trung ở độ tuổi 40-60. Những năm gần đây, ung thư dạ dày đang dần tiếp cận giới trẻ, tỷ lệ người trẻ từ 30 tuổi trở xuống mắc ung thư dạ dày chiếm 7,6% tổng số bệnh nhân, cao gấp đôi so với 30 năm trước.

Vì sao ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa?

1. Thói quen sinh hoạt không tốt

Người trẻ hiện nay hút thuốc và uống rượu rất nhiều. Thành phần chính của thuốc lá là hắc ín và nicotin, chứa rất nhiều chất gây ung thư.

Bản thân rượu không phải là chất gây ung thư, nhưng nó có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây tổn thương mô niêm mạc và thúc đẩy sự hấp thụ chất gây ung thư.

Vì vậy, nếu có thói quen hút thuốc và uống rượu cùng lúc, bạn rất dễ bị ung thư dạ dày.

2. Thức khuya

Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng có liên quan mật thiết đến ung thư dạ dày. Thức khuya thường xuyên, sinh hoạt thất thường, dinh dưỡng không cân bằng,… sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.

3. Ăn uống không lành mạnh

“Bệnh từ miệng mà ra” - chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới bệnh ung thư dạ dày. Thường xuyên ăn đồ ăn chế biến sẵn, uống trà sữa, nước ngọt có ga, ăn nhiều thịt nướng, chế độ ăn nhiều muối, bữa ăn không đều đặn và các thói quen ăn uống không tốt khác có thể dễ dẫn đến các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, thực phẩm gây kích thích như lạnh, nóng và cay có thể trực tiếp ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, thực phẩm cứng có thể làm mòn biểu mô thực quản và biểu mô dạ dày, và loạn sản có thể xảy ra ở niêm mạc bị tổn thương trong quá trình sửa chữa liên tục.

Cô gái 16 tuổi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, 4 thói quen khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa - 1

4. Căng thẳng quá mức

Căng thẳng quá mức trong thời gian dài có thể dẫn đến chứng khó tiêu, loét dạ dày, viêm dạ dày… Hơn nữa, căng thẳng tinh thần có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của con người và làm giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nguồn: [Link nguồn]

Dấu hiệu sớm ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày

Những dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày. Ung thư dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP ANH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN