Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế nói về hành vi khai man y tế của ca nhiễm Covid-19?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

“Vấn đề khai báo y tế trung thực phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người”, ông Phú nói.

Theo thông tin từ bộ Y tế công bố ngày 6/3/2020, N.H.N, 26 tuổi, bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đã đi thăm chị gái tại Anh và cùng chị gái qua Ý du lịch rồi trở về Hà Nội ngày 1/3/2020 trên chuyến bay VN0054 nhưng không khai báo trung thực về hành trình của mình.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.

Chia sẻ với báo chí về việc khai báo y tế không trung thực,  PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) nhấn mạnh: “Vấn đề khai báo y tế trung thực phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người. Nếu ca bệnh trên kê khai trung thực từng đi qua Italy, có biểu hiện ho, đau mỏi người… thì sẽ được cách ly ngay".

Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp cho biết, để hạn chế những trường hợp khai báo không trung thực này, Chính phủ đã giao cho Bộ Công an (lực lượng xuất nhập cảnh) phối hợp với các bộ ngành như Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội (lực lượng quản lý lao động  ngoài nước)… phối hợp và phát hiện.

Khi về đến địa phương, chính quyền cấp phường xã cũng phải tham gia cùng phát hiện, thậm chí cả người dân cũng tham gia phát hiện những trường hợp như thế.

“Cá nhân bị phát hiện hành vi khai man tờ khai y tế sẽ phải thực hiện cưỡng chế cách ly. Kèm theo đó, người này sẽ chịu xử phạt về việc khai báo dịch bệnh truyền nhiễm (được quy định trong Luật Truyền nhiễm, NĐ 176 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)”, ông Phu nói.

Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, ngay lúc này chúng ta cần kê khai thông tin y tế đầy đủ, trung thực, khai báo y tế kịp thời cho cơ quan chức năng, chủ động cách ly và thực hiện cách ly y tế để bảo vệ sức khoẻ chính mình, gia đình và cộng đồng.

Tiếp tục chủ động các biện pháp phòng tránh: Rửa tay, đeo khẩu trang đúng lúc, đúng cách và rửa tay.

Vệ sinh vật dụng đồ dùng, vệ sinh môi trường, không gian sống, môi trường làm việc,... bằng chất tẩy rửa, chất sát khuẩn thông thường. Hạn chế sử dụng điều hoà mà tích cực làm thông thoáng không gian sống.

Hạn chế đến những nơi tụ tập đông người, đừng đi du lịch đến những vùng đang có dịch. (Nếu có tiếp xúc với người có biểu hiện nghi mắc bệnh cần giữ khoảng cách tối thiểu 2m).

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm mà có yếu tố dịch tễ (từng đi đến vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người nghi nhiễm Covid-19), cần:

- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi

- Tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác

- Theo dõi các dấu hiệu dưới đây: Sốt (đo nhiệt độ 2 lần một ngày), ho, khó thở. Các triệu chứng ban đầu khác cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

- Nếu bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám, chẩn đoán chính xác, cách ly và điều trị kịp thời.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin. Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Nguồn: [Link nguồn]

Công bố ca thứ 17 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam

Bệnh nhân N.H.N, 26 tuổi, đã đi thăm chị gái tại Anh và cùng chị gái qua Ý du lịch rồi trở về Hà Nội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN