Chế độ ăn ngày Tết của bệnh nhân ung thư 

Về dinh dưỡng trong ngày Tết của bệnh nhân ung thư, các bác sĩ Bệnh viện K  khuyến cáo, người bệnh ung thư vẫn cần ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất.

Người bị ung thư không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Giữ gìn không để cơ thể quá béo, nguy cơ mắc ung thư tăng lên 40% hoặc hơn nữa ở những người béo phì. Cần giữ cơ thể ở mức độ vừa phải bằng chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể dục.

Nếu thấy cơ thể bắt đầu nặng nề, nên ăn ít hơn, không nên uống rượu và hạn chế các thực phẩm có đường để cơ thể giảm bớt cân nặng.

Chế độ ăn ngày Tết của bệnh nhân ung thư  - 1

Hạn chế tối đa những thức ăn chứa nhiều lipid

Hạn chế tối đa những thức ăn chứa nhiều lipid. Do đó, mọi người nên ăn những thức ăn luộc, hấp, thay cho những món rán, xào, đồng thời cũng không nên dùng những thức ăn được làm chín bằng cách hun khói, như món cá hun khói, xúc xích.

Ăn nhiều trái cây và rau tươi

Tăng cường cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt... và uống nhiều nước trái cây tươi. Chú ý đến những rau quả có nhiều vitamin A vì vitamin này rất cần thiết cho cơ thể. Cả hai loại vitamin C và A đều có tác dụng bảo vệ cơ thể chống ung thư.

Các loại rau tươi như bắp cải, su hào, cà rốt... đều là những thức ăn tốt có nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho sức khoẻ, đồng thời chống được nhiều loại ung thư.

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:

Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm... từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

Chất béo: Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hằng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Tóm lại, người mắc bệnh ung thư nên ăn thức ăn nhiều đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần giữ cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyên Giám đốc BV K chỉ rõ 9 dấu hiệu phát hiện sớm ung thư, để đến khi bị đau đã muộn

Các bệnh ung thư khó phát hiện sớm gồm ung thư dạ dày, gan, phổi, buồng trứng và ung thư xương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sức khỏe ngày Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN