Cắt bao quy đầu bằng miệng, hai trẻ tử vong

Theo các quan chức y tế Mỹ, trong ba tháng qua, đã có tới hai trẻ sơ sinh trong cộng đồng người Do Thái ở New York tử vong do bị nhiễm virus bệnh mụn giộp (herpes) sau khi tham gia hủ tục cắt bao quy đầu.

Một trong những phần gây tranh cãi nhất trong việc cắt bao quy đầu của người Do Thái là nghi thức có tên metzitzah b'pehs, trong đó, lang băm hoặc thầy cúng sẽ dùng miệng hút máu để làm sạch vết thương của các bé sơ sinh. Kết quả, một trong hai trẻ đã lên cơn sốt kéo dài bảy ngày sau khi cắt quy đầu, xét nghiệm virus HSV-1 (virus gây bệnh mụn giộp) cho thấy kết quả dương tính.

Từ năm 2000 đến nay, đã có 13 trường hợp mắc bệnh phồng giộp sinh dục liên quan đến nghi lễ này, trong đó có hai bé trai chết, hai bé khác bị bại não. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nhiễm trùng mụn giộp sơ sinh có thể khiến trẻ tử vong hoặc tàn tật suốt đời.

Cắt bao quy đầu bằng miệng, hai trẻ tử vong - 1

Tập tục cắt bao quy đầu ở người Do Thái để lại nhiều di chứng nặng nề ở trẻ. Ảnh minh họa: greatplainsbuddha.com

“Thứ nhất, đây là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, thứ hai, dùng miệng hút trực tiếp vết thương hở thì không thể nào an toàn, thứ ba, virus này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Chúng ta không nên để căn bệnh như thế xảy ra ở thể kỷ 21 với kiến thức khoa học tiến bộ”, Tiến sĩ William Schaffner, Chủ tịch Trung tâm Y tế dự phòng Đại học Vanderbilt phát biểu.

Cắt bao quy đầu bằng miệng, hai trẻ tử vong - 2

Nghi lễ cắt bao quy đầu cho một bé trai 8 tháng. Ảnh: ABC News

"Bệnh phồng giộp có thể khiến trẻ bị tổn thương nặng nề và tử vong. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch trẻ con không phát triển đầy đủ như người lớn. Thay vì chỉ phát bệnh ở bộ phận sinh dục thì nó lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể", Jay Varma, thành viên hội đồng kiểm soát dịch bệnh tại Trung tâm y tế và tâm thần New York, nói.
 
Nghi thức cắt bao quy đầu đã tồn tại hơn 5.000 năm. Thông thường, người Do Thái hiện đại sử dụng một thiết bị hút vô trùng để thực hiện nghi lễ này. Tuy nhiên, khoảng 2/3 trẻ sơ sinh nam thuộc cộng đồng người Do Thái ở New York vẫn còn là nạn nhân của việc thực hiện nghi thức bằng miệng.

Trong năm 2003 và 2004, đã có 3 trẻ em bao gồm một cặp song sinh đã mắc bệnh phồng giộp loại 1 khiến một bé trai tử vong, bé còn lại qua đời năm 2010. Mới nhất, 13 bé trai trong thành phố nhiễm virus, hai bé bị bại não.

Dù chính quyền Mỹ đã ra sức ngăn chặn nghi thức lạc hậu, nhưng người dân vẫn ngang nhiên thực hiện bất chấp rủi ro về sức khỏe và tính mạng con em mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN