Bệnh truyền nhiễm là kẻ giết người

Việc giết người có tính lây và có thể lan truyền như bệnh cúm, theo một nghiên cứu mới.

Theo trang Live Science, các nhà nghiên cứu đã sử dụng cùng những kỹ thuật như giới chức y tế vẫn dùng để phát hiện sự lây lan của bệnh dịch, nhưng áp dụng chúng để xem xét việc lan truyền nạn giết người ở Newark, New Jersey Mỹ) trong vòng 26 năm, từ năm 1982 - 2008.

Bệnh truyền nhiễm là kẻ giết người - 1

Bệnh cúm được coi là bệnh giết người thầm lặng

Và cũng giống như những bệnh dịch khác, một số vùng dân cư nhất định có nguy cơ mắc "bệnh" sát nhân cao hơn những vùng khác. Trong nghiên cứu, các cộng đồng hỗn độn, nhiều dân nhập cư dường như được bảo vệ trước sự lây lan của nạn giết người, trong khi các khu dân cư nghèo khổ nhất dễ bị "bùng phát dịch" hơn.

Những phát hiện trên cho thấy, các cộng đồng dân cư có thể "chủng ngừa" cho họ trước các làn sóng sát nhân bằng cách đối phó với những yếu tố nguy cơ tiềm tàng. Đồng tác giả nghiên cứu - April Zeoli, một chuyên gia về tội phạm tại Đại học Michigan nhấn mạnh: "Mọi người nói bạo lực, tội phạm và nạn sát nhân có tính lây nhiễm. Quan điểm này hàm chỉ rằng bạo lực sinh ra bạo lực".

Ông Zeoli phỏng đoán rằng, cư trú ở một khu vực bùng phát "dịch" sát nhân khiến mọi người khiếp sợ và nhiều khả năng sẽ nhờ cậy vào bạo lực như một biện pháp phòng vệ. Nhà nghiên cứu này nói: "Họ có thể tự trang bị súng và sẵn sàng sử dụng vũ lực chết người chỉ để mình có thể an toàn.

Nguyên nhân gây tình trạng tội phạm là một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều câu hỏi chưa được giải đáp thỏa đáng nhất. Các nghiên cứu trước đây từng gắn tỉ lệ giết người với hàng chục yếu tố, từ vấn đề sở hữu súng ống và tình trạng giam hãm tới niềm tin vào địa ngục. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, giới nghiên cứu vẫn chưa áp dụng các nguyên tắc của bệnh truyền nhiễm để hiểu chính xác cách thức lây lan của nạn tội phạm.

Trong nghiên cứu của mình, bà Zeoli và các cộng sự nhận thấy, khu vực Newark đã chứng kiến tình trạng bạo lực bùng phát thành dịch trong suốt 26 năm: Tỉ lệ giết người cao hơn trung bình toàn nước Mỹ từ 3,5 - 5 lần.

Nhóm của Zeoli phát hiện, các tên sát nhân thực hiện tội ác theo những đặc trưng giống hệt một căn bệnh truyền nhiễm. Ban đầu, các vụ giết người ở mức đỉnh điểm ở trung tâm Newark, nhưng theo thời gian, số vụ giết người ở vùng này giảm xuống gần hết, trong khi "dịch sát nhân" lại lan tới các quận phía nam và phía tây của thành phố. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, tỉ lệ giết người tăng đỉnh điểm ở một số vùng nhất định và lan tới các vùng lân cận.

Điều thú vị lạ, "dịch sát nhân" đã không lây lan tới phần phía bắc và phía đông của thành phố - những khu vực hỗn độn về thành phần dân cư hơn mức trung bình cả Newark. Hiện tượng này có thể ám chỉ, sự đa dạng giúp ngáng trở sự lây lan tình trạng giết người.

Khu vực đông bắc của thành phố, nơi có đông dân nhập cư nói tiếng Latinh, cũng giảm được tình trạng bạo lực, có thể vì họ tỏ ra gắn kết hơn, bà Zeoli nhận định. Theo nhà nghiên cứu này, vì tình trạng giết người cũng lây lan như bệnh truyền nhiễm trong một cộng đồng nên các giải pháp tương tự cũng có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền của nó.

Chẳng hạn như, nếu nghèo khổ làm tăng nguy cơ mắc "bệnh sát nhân" vì cư dân không có việc làm và cơ hội học hành, khi đó, các nhà quản lý có thể giúp chống lại làn sóng giết người bằng cách cung cấp thêm việc làm và cơ hội học hành cho người dân. về dài hạn, giải pháp này có thể giúp nạn giết người ít lây truyền hơn trong những công đồng nghèo khổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN