Bé trai 10 tuổi sốt, đau đầu đến ngày thứ 3 đã bị tổn thương não, hôn mê

Mẹ bé trai cho biết, mới đầu chị thấy con có biểu hiện sốt, đau đầu, ngày thứ 2 thì có hiện tượng nôn.

Thời gian gần đây, Hà Nội nói riêng và cả nước bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C.

Với điều kiện thời tiết như hiện nay, rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gia tăng, đặc biệt là các bệnh viêm não dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, từ đầu năm đến nay trung tâm đã ghi nhận 99 ca viêm não các loại, trong đó có 2 ca viêm não Nhật Bản.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản đang điều trị tại bệnh viện. 

Trẻ bị viêm não Nhật Bản đang điều trị tại bệnh viện. 

So với cùng thời điểm mọi năm, số bệnh nhân nhập viện do viêm não không tăng, nguyên nhân có thể do dịch COVID-19 nên trẻ mắc bệnh điều trị ở các tuyến cơ sở.

Tuy nhiên, bác sĩ Lâm cảnh báo đây đang là thời điểm vào mùa của bệnh viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản nên các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý phòng bệnh, tuyệt đối không chủ quan.

Trường hợp đáng tiếc là bé trai 10 tuổi ở Hải Dương kêu sốt, đau đầu, nôn nên mẹ bé chỉ nghĩ con bị ho sốt bình thường. Sau đó, bệnh diễn biến nặng, bé bị phù não, yếu nửa người và được các bác sĩ Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản.

Hiện tình trạng của trẻ đã tổn nhưng có di chứng giảm chức năng vận động, cần 6 tháng đến 1 năm mới có thể phục hồi.

Mẹ bé trai cho biết, mới đầu chị thấy con có biểu hiện sốt, đau đầu, ngày thứ 2 thì có hiện tượng nôn. Cho con uống thuốc hạ sốt, chị thấy cơn sốt hạ, con hết đau đầu nên nghĩ con chỉ bị bệnh thông thường.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 trẻ có biểu hiện sốt cao trở lại, kèm theo co giật. Lúc này gia đình vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Hải Dương. Được một ngày, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ths.Bs Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng rất nặng, thở oxy qua mask, ý thức li bì, bắt đầu có xu hướng hôn mê, tăng áp lực sọ não. Trẻ được điều trị theo phác đồ viêm não, chống phù não, hạ sốt chống co giật…

Hai ngày đầu, dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng của trẻ vẫn nặng lên, phải thở máy, đặt máy đo áp lực nội sọ liên tục nhằm phát hiện sớm các cơn tăng áp lực nội sọ, điều trị can thiệp tránh tổn thương não.

Sau 2 ngày, áp lực nội sọ mới ổn định, sau đó trẻ được rút ống nội khí quản, tự thở, tự ăn, tự đi vệ sinh được. Sau 10 ngày điều trị, trẻ đã có thể xuất viện phục hồi chức năng vì vẫn còn yếu tay, chân bên trái.

TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, trong những năm gần đây, BV ghi nhận bệnh viêm não ở một số trẻ lớn, tình trạng nặng. Qua khai thác, hầu hết trẻ đều chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Có trường hợp trẻ lớn tuổi đã tiêm 3 mũi nhưng chưa tiêm nhắc lại.

Đối với trường hợp của bé trai 10 tuổi, TS Lâm cho biết, về nguyên tắc, sau khi tiêm 3 mũi, sau 3-5 năm trẻ cần tiêm nhắc lại cho đến 15 tuổi. Bệnh này đã được tiêm 3 mũi song mũi 3 cách mũi 2 hơi dài (cách nhau 2 năm, trong khi theo lịch là 1 năm), sau đó trẻ không hề tiêm nhắc lại.

Di chứng của viêm não rất nặng nề với những tổn thương trầm trọng ở não, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần và vận động sau này. Vì thế, khi thấy con có những dấu hiệu trên cha mẹ cần cho đi viện sớm, điều trị kịp thời, tránh những di chứng đáng tiếc.

Lịch tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ

Tuổi tiêm viêm não Nhật Bản được khuyến cáo là tiêm khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên gồm 3 mũi cơ bản:

– Mũi 1: trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

– Mũi 2: sau mũi tiêm thứ nhất 1-2 tuần

– Mũi 3: sau mũi thứ nhất 1 năm

Liều tiêm nhắc lại: Sau 3 năm tiêm nhắc lại một liều để duy trì miễn dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sốt cao, co giật cực kỳ đơn giản

Cha mẹ bối rối không biết làm thế nào mỗi khi con bị sốt, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng có hướng dẫn về cách xử lý sốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Viêm não Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN